Dạy con phòng vệ mà không làm con sợ!

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãy dạy con về phòng vệ, an toàn với người mà nhưng đừng hù dọa con “xã hội toàn người xấu, cướp giết hiế‌p khắp nơi” khiến con luôn bất ổn và sợ sệt.
Dạy con phòng vệ mà không làm con sợ!
Ảnh minh họa

Kỹ năng phòng vệ có thể giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trước những người lạ và cả những người mà trẻ quen biết. Tuy nhiên, có rất ít phụ huynh hướng dẫn cho con cách phòng vệ đúng cách.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị tấn công, bắt cóc và lạ‌m dụn‌g ở gia đình, nhà trường, hay rộng hơn cả là trong cộng đồng. Sau đây là những cách đơn giản và hiệu quả để dạy trẻ cách phòng vệ.

Người quen cũng có thể làm hại con!

Trước hết, cha mẹ, giáo viên và những người chăm sóc trẻ cần biết rằng con em mình dễ bị một người quen làm hại hơn là một người lạ. Do đó, trẻ em cần biết được những quy tắc an toàn khi ở với người lạ và cả với những người trẻ biết.

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ an toàn là thường xuyên hỏi trẻ những câu như: “Con có đang băn khoăn hay lo lắng về điều gì đó mà chưa cho mẹ biết?”, tiếp đó lắng nghe trẻ với sự kiên nhẫn và tôn trọng.

Khi trẻ không ở dưới sự chăm sóc của người lớn, cũng không cần phải quá lo lắng nếu chúng biết rõ những điều cần làm. Chỉ nói cho trẻ biết những điều cần làm để đảm bảo an toàn vẫn không đủ. Khi chúng ta nói cho trẻ biết về những mối nguy hiểm có thể xảy đến, thực chất chúng ta đang khiến cho trẻ thêm lo lắng, sợ hãi. Cách tốt nhất để kíc‌h thí‌ch trẻ học tập là giúp cho trẻ tích cực tham gia vào một hoạt động gì đó. Cụ thể, thực hành kỹ năng phòng vệ làm tăng sự tự tin và khả năng ứng phó của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải giúp trẻ thực hành một cách vui vẻ chứ không phải là làm cho trẻ sợ.

Nói chuyện với trẻ em về người lạ

Thay vì tập trung vào những điều tồi tệ có thể xảy đến, các bậc phụ huynh nên giảng giải và giúp trẻ hình thành những kỹ năng cũng như cách ứng xử để giữ an toàn trước người lạ. Hãy đảm bảo rằng bạn giữ được bình tĩnh khi nói với trẻ về những người lạ. Nếu giọng bạn đầy lo lắng, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra điều đó.

Kể cho con những câu chuyện đáng sợ về người lạ có thể làm con thêm sợ hãi và lo lắng. Do đó, hãy giảng giải rằng bạn tin là hầu hết mọi người đều là người tốt, tuy nhiên một vài người có những vấn đề riêng khiến họ có thể gây hại cho trẻ.

Trẻ không phải lo lắng về những người lạ nếu ghi nhớ và tuân thủ những quy tắc an toàn. Để trẻ hiểu rõ hơn, bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể về những người trẻ biết rõ và cả những người trẻ chỉ quen sơ sơ.

Quy tắc an toàn khi trẻ ở một mình

- Nhắc trẻ hỏi người lớn trước khi đến gần hoặc nói chuyện với người mà chúng không biết rõ.

- Nếu trẻ đã đủ tuổi để đi ra ngoài 1 mình, sẽ an toàn hơn khi trẻ ở chốn đông người vì như vậy, trẻ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ lúc cần thiết.

- Nhắc trẻ không nói thông tin cá nhân cho người lạ biết.

- Nếu trẻ gặp tình huống khẩn cấp mà xung quanh không có ai quen biết, trẻ có thể nhận sự giúp đỡ của người lạ.

- Hỏi ý kiến cha mẹ, giáo viên, … trước khi trẻ đi bất cứ đâu (dù là với người quen hay người lạ), đồng thời nói rõ định đi đâu, đi với ai và làm gì.

Để tuân thủ những quy tắc này, trẻ cần luyện tập: cách giữ khoảng cách an toàn khi có người tiếp cận, cách tránh xa người lạ (dù người này tỏ ra rất thân thiện), cách kêu gọi sự giúp đỡ của người lớn nếu trẻ bị lạc hoặc đang sợ hãi, cách kêu cứu, chạy trốn tới nơi an toàn trong tình huống khẩn cấp, cần phải nói và làm những gì nếu một người lạ tiếp cận trẻ ngay tại nhà.

Quy tắc an toàn khi trẻ ở với người quen

- Trẻ phải hiểu rõ rằng ngoài lý do sức khỏe, không ai được chạm vào những khu vực nhạ‌y cả‌m trên người trẻ, đồng thời không ai được yêu cầu trẻ chạm vào khu vực nhạ‌y cả‌m trên người họ.

- Những biểu hiện tình cảm phải nhận được sự đồng ý của cả 2 bên và phải an toàn, không đi quá giới hạn.

- Trẻ không được để những điều người khác nói kiểm soát trạng thá‌i tìn‌h cảm của mình.

- Trẻ không phải giấu những điều khiến chúng khó chịu hay bực mình.

- Nếu trẻ gặp vấn đề, cần nói ngay với một người lớn mà trẻ tin tưởng và yêu cầu sự giúp đỡ. Nên nhớ, không bao giờ là quá muộn để xin được giúp đỡ.

Để tuân thủ những quy tắc này, trẻ cần luyện tập: cách bảo vệ bản thân trước những lời nói khiến mình tổn thương, thể hiện thái độ từ chối rõ ràng đối với những hành vi không phù hợp, biết cách ứng xử khi ai đó dùng lời nói hoặc hành động để bắt ép trẻ làm điều gì đó, cách kêu gọi sự chú ý của người lớn và kể chi tiết về tình huống trẻ đang gặp phải.

Nhìn chung, kỹ năng phòng vệ của trẻ có thể phát triển nhanh chóng và đảm bảo cho trẻ sự an toàn trước người quen cũng như người lạ, đặc biệt nếu như người lớn trong nhà giúp trẻ học hỏi và luyện tập những kỹ năng này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật