Viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
BS Nguyễn Hữu Sáu, Phó trưởng khoa Laser - phẫu thuật, bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, từ tháng 8 đến nay, có khá nhiều bệnh nhân là trẻ em bị viêm da tiếp xúc hay chàm tiếp xúc vào khám. Trung bình có từ 10 - 15 trẻ em mắc bệnh đến khám tại bệnh viện/ca khám.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Bàn chân của một cháu bé bị viêm da tiếp xúc

Theo BS Sáu, bệnh nhân chủ chủ yếu là bé trai, bị viêm da nhiều nhất tại những nơi tiếp xúc với quai dép, quai giầy. Ngoài ra còn gặp ở đầu và cổ, vùng trán, mí mắt, cổ, và cổ tay hay vùng bụng quanh rốn và ở ngay bàn tay.

viêm da tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất hoặc vật dụng có khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên, cần phân biệt để không bị nhầm giữa viêm da tiếp xúc với chứng Zona.

Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần tiếp xúc lần đầu, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc cách quãng và từ 5-7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu. Tuy nhiên, có hai loại viêm da mà rất nhiều phụ huynh vẫn nhầm là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

- viêm da tiếp xúc kích ứng

Chiếm tới 80% và gây tổn thương cho hầu hết những ai tiếp xúc với chất đó, như: Do phấn côn trùng, do acid, kiềm. Trong thực tế có trên 2.800 chất gây kích ứng. Có 2 loại cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính xảy ra do tiếp xúc với hó‌a chấ‌t mạnh như acid và kiềm. bệnh xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc và biểu hiện nhẹ như cảm giác châm chích, rát bỏng, da khô căng hoặc mề đay thoáng qua. Nếu nặng lại có biểu hiện như đỏ, phù nề, đau, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, lột da, hoại tử. Giới hạn rất rõ, khu trú đúng ở nơi da tiếp xúc với chất kích ứng. Cũng có khi bệnh khỏi nhanh sau vài ngày hoặc vài tuần.

Còn thể mạn tính (còn gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng tích lũy) - là loại rất thường gặp. bệnh xuất hiện khi tiếp xúc nhiều lần, trong thời gian dài vài tuần, vài tháng, có thể vài năm tiếp xúc với chất kích ứng có nồng độ thấp như xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa... Khi gặp các yếu tố thuận lợi: Cọ xát, sang chấn, ẩm ướt, bệnh biểu hiện da đỏ, bóc vảy, nứt nẻ, ngứa, giới hạn của tổn thương da không rõ với da lành. Hay gặp như viêm da bàn tay và ở nữ nhiều hơn do tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, các loại đồ ăn, chị em làm công việc nội trợ.

- viêm da tiếp xúc dị ứng

Thường xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó, có thể vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm. Lúc đầu việc tiếp xúc này không gây ra triệu chứng gì, nhưng dần dần khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương da. bệnh xuất hiện muộn, thường sau khi tiếp xúc với dị nguyên 48 - 72 giờ. Biểu hiện của trường hợp cấp tính là: Ngứa, đỏ, phù, mụn nước, và tổn thương lan tỏa vượt quá vùng tiếp xúc. Nếu là mạn tính sẽ ngứa, đỏ, trợt da, bong vảy, giống như viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính.

Khi có các biểu hiện khác thường trên da, cần khám tại bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định có phải là viêm da tiếp xúc và thuộc thể viêm da tiếp xúc kích ứng hay thể viêm da dị ứng, mới thể có cách trị liệu đúng...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật