Ăn xin kiểu “khủ‌ng b‌ố“

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Chú ơi cho cháu xin đòng“ cái điệp khúc ấy cứ vang lên đều đặn bên tai khi tôi vừa kịp ngồi xuống chiếc ghế bên bãi biển Đồ Sơn.
Ăn xin kiểu “khủ‌ng b‌ố“
Ảnh minh họa

Không thể thi gan cùng cô bé, đành phải rút 2.000 đưa cho nó mà trong lòng chưa hết bực tức bởi cái điệp khúc ấy lại vang lên bằng giọng một đứa trẻ khác.

Không hẳn là vì mất tiền mà là sự khó chịu từ cái lì lợm của những người ăn xin. Nhìn sang chiếc ghế bên cạnh, thấy một cô gái cũng đang được một bà cụ "chăm sóc" bằng cáchchìa cái nón rách tả tơi ra trước mặt mà chẳng nói một lời, cứ đứng như trời trồng. Thật hết cách.

Đi chơi phải thủ tiền lẻ

Các cụ ta có câu" Ăn mày là ai? Ăn mày là ta, đói cơm rách áo thì ra ăn mày". Liệu có phải tất cả những người đi ăn xin hiện nay đều do đói cơm rách áo hay không? Chắc chắn là không, bởi không ít người còn rất khỏe mạnh, hoàn toàn có thể dùng sức lao động của mình để kiếm sống, vậy mà họ vẫn đi ăn xin. Có một thực tế là hiện nay nhiều người, thậm chí ở nhiều làng quê người ta coi ăn xin cũng là một nghề, và đó là một trong những nghề kiếm tiền dễ nhất, chỉ cần "vứt đi" một chút sĩ diện là có thể ra nhập vào hội cái bang và thu về không ít tiền bạc. Họ hoạt động cũng có "đoàn đội", có "tổ chức", tuy nhiên "tổ chức" đó đã gây ra không ít phiền toái cho người khác.

Một cặp nam nữ đang ngồi ở hồ An Biên - Hải Phòng, tâm sự vui vẻ thì một thằng bé chừng 14 tuổi đến chìa mũ xin tiền. Để tránh phiền phức và đỡ ngại trước bạn gái, anh thanh niên rút đưa cho nó 2000 đồng. Tưởng xong chuyện, ai ngờ đâu ngay lập tức sau lưng có cả một tiểu đội cái bang cùng chìa tay xin tiền. Thì ra là "tổ chức" đó cử một đứa ra xin trước, nếu được thì cả hội cùng kéo ra xin. Hoảng quá, đôi trai gái đó đành phải chuồn thật nhanh. Anh bạn tôi than phiền rằng, có hôm anh đang say sưa nói chuyện với bạn gái thì bỗng có hai đứa ăn xin đến, mỗi đứa xin một người, chẳng lẽ để chúng lải nhải mãi, thế là đành phải rút tiền cho, được đà mấy đứa khác, bữa đó 2 người mất gần 20.000 đồng. Anh kinh nghiệm hơn, trước khi đi chơi, chuẩn bị một nắm tiền lẻ để đề phòng bất trắc.

Nắm được tâm lý của những đôi trai gái ngồi tâm sự trong công viên, không muốn bị ai quấy rầy nên đội ngũ ăn xin cứ nhằm vào họ. Đã có một thanh niên thi gan cùng con bé ăn xin mà cuối cùng vẫn phải chào thua, vừa mất tiền vừa mang bực vào người bởi tiếng lải nhải của nó, gần nửa tiếng đồng hồ nó chỉ nói đi nói lại câu "Chú cho cháu xin đồng" đến gần cả chục lần. Đó cũng chính là một trong những bài vở lợi hại của cánh ăn xin. Một số địa điểm mà bang hội này cũng rất hay hoạt động là các quán nước, quán ăn, đang ăn uống vui vẻ, điều này vừa gây cho thực khách cảm giác ức chế vừa mất ngon, không cho thì không xong mà cho thì biết bao nhiêu cho đủ.

"khủ‌ng b‌ố" để xin tiền

Có những người ăn xin đã lợi dùng vào lợi thế của mình và đã phát huy nó hết tác dụng. Ở khu vực Hà Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng có người mặt bị biến dạng do ung thư, trên mặt có cái bướu khổng lồ chảy xuống cả cổ, che hết cả nửa mặt, mất một bên mũi. Khi muốn xin ai đó, người này cứ dí sát mặt vào người ta, đã không ít người phát hoảng khi nhìn thấy người ăn xin đó. Rất nhiều phụ nữ phải ôm mặt chạy chốn và hầu như ai cũng phải cho tiền để nhanh chóng thoát nạn. Hiện nay có thấy xuất hiện ở một số bãi gửi xe ở Hải Phòng 1 đội ngũ thanh niên nghiện hút, một số đã mặc HIV đứng ở đó xin tiền. Họ không nói câu gì mà chỉ chìa cánh tay sứt sẹo, đầy vết chai bầm - dấu tích của những lần tiêm chích, với bộ mặt gớm ghiếc trong sự tàn tạ, ai cũng phải tặc lưỡi cho chúng tiền. Những trường hợp này khôn thể nói là đi ăn xin theo nghĩa bình thường được nữa mà phải nói là khủ‌ng b‌ố, khủng bố tâm lý thực sự.

Đây là một nghề dễ kiếm tiền nên nhiều người lười lao động đã đi theo nghề này. Có làng ở Thái Bình, Thanh Hóa người giàu nhất làng lại chính là người ăn xin. Thật là ngược đời. Hoành tráng hơn, ở Hồng Bàng - Hải Phòng có một hội gồm 40 ăn mày, thuê hẳn một nhà hai tầng, trong nhà đầy đủ tiện nghi đắt tiền, ngày chia nhau đi ăn xin, tối lại ngồi trên xe máy đi giải trí, đời sống còn cao hơn bao người lao động chân chính.

Đi cùng với " hội cái bang" là nhiều dịch vụ ăn theo. Có những tay đầu gấu mặt rỗ đứng ra bảo kê cho vài chục em nhỏ đi ăn xin, tối về phải nộp tiền cho chúng, nếu không đủ còn bị đánh đập,hành hạ. Rồi dịch vụ thuê trẻ em để đi ăn xin cho dễ. Cũng từ hoạt động ăn xin mà đã gây ra bao tệ nạn xã hội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, lạ‌m dụn‌g tình dục.

Hiện nay, đã có chính sách dẹp loạn ăn xin, đưa họ vào trung tâm, tạo công ăn việc làm và nuôi dưỡng những người già không nơi nương tựa. Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện "5 không" rất tốt trong đó có cả nạn ăn mày, ăn xin. Đây là việc làm rất tốt và được nhân dân hết lòng hoan nghênh. Nếu làm được mạnh tay thì không chỉ tạo điều kiện cho những trẻ em lang thang cơ nhỡ, những cụ già không nơi nương tựa có được mái ấm gia đình, những người ăn xin chân chính có việc làm, không còn phải lo đến miếng cơm manh áo mà còn làm cho những kẻ ăn theo không còn đất hoạt động, đặc biệt là không còn tình trạng khủ‌ng b‌ố người khác qua việc ăn xin. Nạn ăn xin còn làm ảnh hưởng tiềm năng du lịch ở nhiều địa phương bởi đội quân đeo bám quấy rầy du khách.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật