Những kịch bản trả thù Mỹ của Tổng thống as‌sad

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình hình Syria ngày 7/9: Người ta chỉ bàn đến những kịch bản không kích Syria của Mỹ mà không để ý rằng ông as‌sad cũng có sẵn những kịch bản trả thù nếu bị phương Tây tấn công.
Những kịch bản trả thù Mỹ của Tổng thống as‌sad
Binh sĩ quân đội Syria sau một đợt tấn công gần thành phố Damascus
Mỹ mất tính bất ngờ trong chiến tranh
Sau khi tuyên bố sẽ tấn công Syria và chế độ của ông as‌sad, nước Mỹ đã hết lần này đến lần khác trì hoãn việc tấn công. Kế hoạch tấn công cũng được công khai, mỗi lần tùy chỉnh cũng mang ra Quốc hội bàn bạc. Điều này đã kịp để cho chế độ as‌sad nắm được cơ hội và ngay lập tức có những hành động đối phó.
Một mặt, quân đội chủ lực cùng những vũ khí hiện đại như bệ phóng tên lửa, pháo binh và nhiều vũ khí hạng nặng khác tới những vùng lân cận xung quanh các thành phố của Syria.
Đặc biệt, có thông tin cho rằng binh lính của as‌sad còn đưa nhiều vũ khí hoặc chuyển những cơ quan trụ sở vào trong khu vực dân cư.
Điều nay thực sự đã khiến Mỹ rất khó xử nếu muốn dùng tuyệt chiêu “cách sơn đả ngưu” của Tomahawk.
"Chính phủ Syria phát hiện 30 – 40 mục tiêu có khả năng bị Mỹ không kích và thời gian chuẩn bị đối phó là dư thừa. Một nửa trong số các mục tiêu giờ đã được sơ tán, di dời hoặc ngụy trang", Hisham Jaber – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Điều tra Trung Đông tại Beirut nói.
Thực tế này cho thấy, việc chuẩn bị đối phó một cách chu đáo của ông as‌sad đã đặt hành động tấn công hạn chế vào Syria sẽ không mang hiệu quả trừng phạt như mong muốn.
Mặt khác, đối với phiến quân, lực lượng bộ binh và không quân Syria đang tăng cường các cuộc tập kích, các chiến dịch lớn vào lực lượng phiến quân nhằm làm suy yếu hoặc đánh bật phiến quân ra khỏi những chiến trường nguy hiểm nhằm tránh hoàn cảnh “nội ngoại hợp công”.
Nguồn tin từ phiến quân cho biết quân Chính phủ đã tấn công liên tục vào những nơi trú ẩn của phiến quân ở thị trấn al-Moadamia, ngoại ô thủ đô Damascus, và gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho nhóm phiến quân đang đóng ở đây.
Al-Moadamia, “thành lũy” của phe nổi dậy trong vòng vài tháng qua, nằm ngay sát đường cao tốc nối liền Damascus với khu vực chiếm đóng ở Cao nguyên Golan. Mặt trận này chỉ cách 3km với đường cao tốc al-Mezzeh kéo thẳng đến trung tâm thủ đô Damascus.
Những thất bại liên tiếp của phiến quân đã khiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thay Chính phủ Mỹ ra một tuyên bố sẽ phải huấn luyện lực lượng này thiện chiến hơn và tiếp tục bơm vũ khí cho phiến quân.
Những kịch bản của as‌sad
Bản thân việc trì hoãn tấn công của Tổng thống Mỹ cũng kịp cho ông as‌sad có thời gian tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng minh, và những kịch bản trả thù cũng được as‌sad hoạch định một cách tỉ mỉ, rõ ràng và đa dạng.
Nga thêm 3 tàu chiến tới gần Syria. Chiếc tàu chiến này được cho là chở "hàng đặc biệt" đến Syria đã đi qua eo biển Bosporus của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/9

Tất cả mức độ của sự trả thù ấy sẽ tùy thuộc vào việc Mỹ tấn công thế nào.
Trường hợp Mỹ tấn công hạn chế, mang tính răn đe cảnh cáo với thời hạn ngắn ngày, Syria có thể sẽ chỉ sử dụng chính trị, ngoại giao để lên tiếng phản đối thay vì các hoạt động quân sự.
Nhưng với trường hợp Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quy mô, liên tiếp và dồn dập, chắc chắn các đồng minh Hồi giáo của as‌sad sẽ trả thù. Tại Lebannon, tổ chức Hezbollah đã thề sẽ hành động bằng mọi cách để bảo vệ as‌sad. Bao gồm cả việc tấn công khủng bố vào đồng minh của Mỹ.
Với Iran, dù Tổng thống mới  Hassan Rouhani là người có đường lối ôn hòa nhưng chính ông đã lên tiếng cảnh cáo: “Bất kỳ cuộc can thiệp chống Syria nào cũng sẽ  không chỉ tác động tiêu cực tới toàn khu vực, mà còn ảnh hưởng tới các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông”.
Ông nhấn mạnh xuất phát từ những nghĩa vụ tôn giáo và nhân đạo, Iran sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ Syria khi nảy sinh bất kể vấn đề.
Giáo chủ Iran Ali Khamenei cũng đã cảnh báo Mỹ với những lời lẽ hết sức cứng rắn. Đồng thời, các đội quân tình nguyện của Iran cũng đã được "vào vị trí sẵn sàng" như lời Giáo chủ thông báo.
Trong hoàn cảnh đó, các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông cũng đã đặt trong tình trạng báo động như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordan…
Giáo chủ Iran Ali Khamenei đã cảnh báo Mỹ với những lời lẽ hết sức cứng rắn.
Một trường hợp xấu hơn, cuộc tấn công của Mỹ dồn Tổng thống as‌sad vào bước đường cùng, rất có thể, các tên lửa mang đầu đạn là vũ khí hóa học sẽ được nhắm thẳng tới các đồng minh của Mỹ tại khu vực này.
Ông as‌sad đã từng tuyên bố trước thế giới rằng Syria sẽ phòng thủ bằng tất cả những gì họ có. Nên nhớ, Syria đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất Trung Đông.
Một nhà ngoại giao Nga xin giấu tên phát biểu bên lề Hội nghị G-20 trên tờ Tiếng nói nước Nga nhận định: “Sức mạnh của liên quân Mỹ và đồng minh mạnh gấp nhiều lần as‌sad là không thể phủ nhận, tuy nhiên, nước Mỹ đã mắc một số sai lầm cơ bản trong chiến lược với Syria lần này.”
Mỹ sơ tán các nhân viên ngoại giao ở Liban và Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/9 đã ra chỉ thị sơ tán các nhân viên không có nhiệm vụ cần thiết cùng gia đình ở Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Beirut của Liban, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ tránh tới quốc gia này và hoãn các chuyến đi tới khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhân viên ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhận được chỉ thị như với Liban. Trước đó, ngày 5/9, tại Lebannon, Mỹ cũng đã rút những nhân viên và công dân Mỹ về nước.
Pháp sẽ đợi LHQ báo cáo trước khi tấn công Syria
Ngày 6/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định Paris sẽ đợi các thanh sát viên LHQ công bố báo cáo về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trước khi tiến hành bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào chính quyền Damascus.
Một động thái khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có bài phát biểu trước toàn dân về vấn đề Syria từ Nhà Trắng vào ngày 10/9 tới.
Ngày 10/9 được coi là thơi điểm mà Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu xem nước này có nên can thiệp quân sự vào Syria hay không.
Liên quan đến vấn đề này, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tony Blinken cho biết Tổng thống Obama không có ý định "đụng binh" tại Syria nếu quốc hội nước này bỏ phiếu phủ quyết đề xuất hành động quân sự của ông.
Nga gửi thêm tàu chiến tới gần bờ biển Syria
Hải quân Nga đã gửi 4 tàu chiến tới phía đông Địa Trung Hải, gần bờ biển Syria, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời một nguồn tin từ Saint Petersburg nói rằng Nga đã cử thêm tàu trinh sát mang số hiệu 201 SSV Priazovye được hộ tống bởi hai tàu hạ cánh Minsk và Novocherkassk, đã đi qua eo biển Bosporus của Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến vùng biển của Syria.
Hãng tin Interfax cho biết thêm rằng, Moscow cũng sẽ sớm gửi thêm tàu khu trục Smetlivy đến Đông Địa Trung Hải.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật