Thế nào là bệnh gút?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh gút là một bệnh có biểu hiện chủ yếu ở khớp và thận. bệnh do các acid uric có trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat. Khi các acid uric này tập trung ở các bao khớp và sụn, nhất là ở khớp khuỷu tay, đầu gối, đốt bàn và ngón chân cái... sẽ làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu, cử động vất vả.
Thế nào là bệnh gút?
Những người mắc bệnh gút dễ làm cho khớp bị thoái hóa thứ cấp
Nếu các acid này tập trung ở thận gây nên bệnh thận như viêm thận, sỏi thận do thành phần urat. Những nam giới ở tuổi trung niên trở lên thường mắc bệnh này, khoảng 10 - 20% mắc bệnh do yếu tố gia đình.

Nguyên nhân gây bệnh chính là do khả năng sản xuất acid uric tăng và khả năng bài xuất chất này lại giảm. Bên cạnh đó cũng là do tăng dị hóa nucleo - protein ở các bệnh nhân thiếu máu huyết tán, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Suy thận hoặc do thaajn bị tổn thương ở nhu mô, ở ống thận là do nhiễm acid lactic làm giảm khả năng bài tiết acid uric ở thận.

bệnh gút xuất hiện khi cảm thấy c‌ơ th‌ể đau nhắc ở các khớp, nhất là đốt bàn ngón chân cái. Cảm giác ngứa và tróc vảy vùng khớp sau khi các cơn đau giảm đi. Trên da xuất hiện các cục urat nổi dưới da di chuyển được. Các nốt này xuất hiện ở vị trí vành tau, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc vùng gân của gót chân.

Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm máu. Khi lượng acid uric tăng cao trên 400 micro mol/lít hì nên điều trị bằng thuốc đặc trị để có kết quả nhanh. Những bài thuốc điều trị khớp khác đều không có hiệu quả.

Đây là căn bệnh gây đau ở các khớp, những bệnh này cũng có thể ảnh hưởng tới da và thận. Điều trị bệnh không tốt có thể ảnh hưởng tới việc đi lại của bệnh nhân.

Gút luôn là dấu hiệu của một chứng bệnh mà đến lúc bị mắc bệnh rồi mà người ta vẫn không biết là đã mắc bệnh gút. bệnh này tiến triển từ khá lâu bắt đầu từ khi xuất hiện con gút đầu tiên. Tuy nhiên, những biểu hiện ban đầu thông thường không nhận thấy được, hơn nữa nhiều khi lại kéo dài trong nhiều năm. Triệu chứng đầu tiên là nổi những hạt nhỏ, màu trắng nhạt ở dưới da. Những nốt này chính là biểu hiện của bệnh gút.

Khi sờ vào không thấy đau nên bệnh nhân thường không lấy lo lắng. Nốt thường xuất hiện ở khuỷu tay, háng, gót chân và nhất là ở vành tai. Vì vậy nếu quan sát kỹ ở vành tai thì có thể phát hiện ra được con gút ở ngón chân cái. Sau nhiều năm các nốt này loét ra, rỉ ra một chất lỏng màu trắng, đó chính là những tinh thể acid uric, một chất đạm thường trong c‌ơ th‌ể.

Acid này không nguy hiểm cho c‌ơ th‌ể nếu tỷ lệ trong máu không vượt quá 25 - 70mg/lít đối với nam giới. Còn đối với nữ giới là 20 - 60mg/lít. Trong trường hợp quá dư thừa có thể gây rối loạn tiêu hóa và hấp thụ, nhất là khi thiếu một số enzyme hoặc là ăn những thức ăn có quá nhiều acid uric. bệnh gút theo lý thuyết là một quá trình vật lý - hóa học khá đơn giản. Khi huyết tương bão hòa acid uric, acid này sẽ biến thành muối urat natri kết tinh lại thành mạn tính.

Muối acid uric tích tụ giữa các khớp gây ra những cơn đau đột ngột dữ dội và xuất hiện vào ban đêm, trước tiên là gút ở ngón chân cái. Các khớp thường bị đau là đầu gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay. Các vùng da trở nên đỏ, mềm, huyết áp tăng. Không nên nhầm lẫn hiện tượng bị đau ở các khớp này với những triệu chứng của bệnh viêm khớp điều trị thông thường bằng aspirin.

Thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau trong trường hợp thấp khớp bình thường nhưng đối với bệnh gút thì không những không có tác dụng mà còn làm cho bệnh nhân đau thêm. Nguy cơ lớn nhất của bệnh khớp gút là phát triển thành chứng khớp, khi đó phải can thiệp bằng phẫu thuật. Muối acid uric tích tụ tại đường tiết niệu cũng rất nguy hiểm vì đây là nơi loại thải các chất dư thừa của c‌ơ th‌ể và đặc biệt là acid uric.

Trong nước tiểu cũng như trong máu, acid uric kết tủa thành tinh thể, khi vượt qua mọt ngưỡng bão hòa nào đó, những tinh thể này trở thành yếu tố làm tắc đường tiết niệu. Về mặt y học, đó là bệnh sỏi. bệnh sỏi tạo thành nhưng do acid uric trong suốt nên khi tiến hành chụp Xquang không thể phát hiện ra.

Ngay khi bệnh sỏi xuất hiện kéo dài, có thể xuất hiện những biến chứng: đau quặn thận, nghẽn thận với ure huyết và cuối cùng cần phải lọc máu. Để tránh tinh thể hóa acid uric ở đường tiết niệu, cần uống mỗi ngày 1 - 2 lít nước khoáng có natri carbonat acid chia đều trong 24 giờ, mỗi lần uống cách nhau không quá 4 giờ.

Cách điều trị

Hạ thấp lượng acid uric trong c‌ơ th‌ể bằng các cách sau:

- Liệu pháp đối chứng: Có ba loại thuốc có thể điều trị, mỗi loại có tác dụng đặc trị rất khác nhau:

- Hoặc là tăng khả năng loại thải acid uric bằng các loại bài acid uric niệu (Benzbromaron) nhưng đồng thời uống một ít colchicin để phòng ngừa con gút.

Một khớp ngón tay bị tổn thương do gút

- Ngăn chặn sự hình thành nội sinh của acid uric bằng một chất ức chế acid uric (allopurinol).

- Phá hủy acid uric bằng một chất phân hủy acid uric (urate-oxydase) chỉ dùng để tiêm trong bệnh viện.

- Liệu pháp vi lượng đồng cân: Urixum axidum 9CH - sử dụng hàng tuần. Conchixum 4CH, Benzoic acid 5CH, Liti cacbonixum 5CH - dùng cách ngày, mỗi lần 3 - 5 viên.

- Liệu pháp thực vật: Có nhiều loại cây khác nhau dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên tễ hoặc chiết xuất: cây râu dê du, cây gai tướng, cúc tai chuột, thạch thảo, lý đen, tần bì.

- Chế độ ăn uống: Sau khi được xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh gút thì chế độ ăn của những bệnh nhân này rất quan trọng với mục đích giảm acid uric và những đồ uống có cồn. Tức là dùng các loại thực phẩm hạn chế đa nhân purin hấp thụ vào c‌ơ th‌ể. bệnh nhân nên hạn chế các thức ăn có nhiều nhân dạng luộc, hấp và không dùng lại nước luộc thực phẩm đó. Cũng không nên ăn gan, bầu dục.

Hạn chế đồ uống bia, cà phê, trà, nước sôcôla nóng cùng các loại hoa quả chua. Nên uống nhiều nước, các loại nước khoáng có thành phần bicarbonat, ăn nhiều loại rau, củ, quả có tác dụng lợi tiểu nhằm tránh acid uric đọng lại trong c‌ơ th‌ể.

Những thực phẩm có hàm lượng nhân purin:

- Ngũ cốc, bơ, dầu, mỡ, đường, sữa, các loại rau quả ngọt có từ 0 - 15mg/100g.

- Thịt cá nạc, thịt thăn, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu đỗ... có hàm lượng 50 - 150mg/100g.

- Bầu dục, nấm, nước luộc thịt, gan... có hàm lượng trên 150mg/100g.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật