‘Khủng hoảng tuổi trung niên’ của Hàn Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bối cảnh các nhà kinh tế học cố gắng đưa ra dự đoán đất nước nào sẽ là nạn nhân tiếp theo của khủng hoảng kinh tế, họ có nên lo lắng về Hàn Quốc?
Có vẻ như câu hỏi này đã được đưa ra nhầm thời điểm. Hiện nay, kinh tế Hàn Quốc có thể được coi là khỏe mạnh nhất ở châu Á. Đà lao dốc thảm hại của các đồng tiền rupee (Ấn Độ), rupiah (Indonesia), ringgit (Malaysia) cùng với chứng khoán Thái Lan khiến tâm lý lo sợ bao trùm. Hàn Quốc là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi: thặng dư cán cân vãng lai tương đương 4,9% GDP, đồng won mạnh được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá là bị định giá thấp. Kinh tế Hàn Quốc cũng được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2014.
Dẫu vậy, trên thực tế, các nhà đầu tư đặt cược vào Hàn Quốc trong suốt 15 năm qua đã không thể thu được kết quả như mong đợi. Năm 2008, một số người nhận định Hàn Quốc chính là “phiên bản quốc gia” của Bear Stearns Co. Giống như một ngân hàng đầu tư, Hàn Quốc là “quả bong bóng” có thể khiến nền kinh tế chao đảo. Hai năm sau, khi kinh tế châu Âu chìm vào vòng xoáy khủng hoảng nợ, các nhà bán khống đặt cược rằng Hàn Quốc sẽ là “Iceland” tiếp theo. Hàn Quốc đã đánh bật tất cả các dự báo u ám đó.
Tuy nhiên, điều lo lắng ở đây là: dường như các quan chức ở Seoul đang quá bận rộn với việc ăn mừng và quên mất một cuộc khủng hoảng khác. Cuộc khủng hoảng này mang tính chất nội địa và do chính họ gây nên: khủng hoảng tuổi trung niên (midlife crisis). Đây là căn bệnh khiến người trung niên đột ngột thay đổi tâm sin‌ּh l‌ּý, cảm thấy cuộc sống vô vị chán nản và muốn làm những điều khác thường.
Không ai có thể phủ nhận sự thực là Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ kể từ khủng hoảng 1997. Nỗ lực nâng cấp hệ thống ngân hàng và củng cố các “rào chắn” (như giảm nợ nước ngoài ngắn hạn và tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục 330 tỷ USD) đã được đền đáp.
Giống như Timothy Moe – chiến lược gia đến từ Goldman Sachs chi nhánh Hồng Kông – nhận định trong bản báo cáo được công bố hôm 17/6,  nỗi lo lắng liên quan đến việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng dường như sẽ không ảnh hưởng đến chứng khoán Hàn Quốc như phần lớn châu Á.
Tuy nhiên, thách thức thực sự của Hàn Quốc lại nằm ở chỗ khác. Đất nước này phải tìm ra được một mô hình tăng trưởng mới thay thế cho mô hình vốn dựa vào xuất khẩu như hiện nay. Từ nhiều năm nay, Hàn Quốc luôn tự hào họ đã có thể bắt kịp các nước phát triển. Giờ đây, họ đứng trước một câu hỏi lớn: điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thủ tướng Park Geun Hye đã từng nói bà muốn biến Hàn Quốc thành “một nền kinh tế sáng tạo”. Điều này tương tự với mong muốn của một quốc gia bị kẹt giữa Nhật Bản (đất nước nổi tiếng với công nghệ cao) với Trung Quốc (nước có chi phí sản xuất thấp). Nếu Hàn Quốc bảo thủ có thể trở thành "đế chế" của sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, của các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, theo lý thuyết thì kèm theo đó là nhiều việc làm có thu nhập cao và sức cạnh tranh của quốc gia này cũng được tăng lên.
Tuy nhiên, tìm được một người dân Hàn Quốc thực sự hiểu được ý định của bà Park là gì là một điều gần như bất khả thi. "Tất cả mọi thứ đều mơ hồ, và các định nghĩa luôn luôn thay đổi", Lee Jin-Woo- trưởng bộ phận nghiên cứu tại NH Investment & Futures Co - nhận định. Vấn đề ở đây là không ai biết chính xác thì Thủ tướng đang muốn nói gì và bà sẽ làm gì tiếp theo.
Bà Park không thể buộc người dân của bà nhạy bén hơn với kinh doanh chỉ bằng cách sử dụng các khẩu hiệu và bức ảnh có liên quan đến ông chủ của Facebook Mark Zuckerberg - người đã đến thăm Seoul hồi tháng 6. Biến đổi thật sự cần đến những mục tiêu rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể. Một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc đã nhận định chiến dịch "nền kinh tế sáng tạo" của bà Park rất giống với nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Abe đang nỗ lực cải thiện niềm tin trong nền kinh tế nhưng không thực hiện bất cứ cải cách mang tính cấu trúc nào.
Cải cách các tập đoàn của Hàn Quốc (chaebol) cũng là vấn đề đáng lưu ý. Khi triển khai chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái, bà Park đã hứa hẹn sẽ hạn chế bớt quyền lực của các tập đoàn gia đình trị vốn đang "hút hết sinh khí" của nền kinh tế Hàn Quốc.
Hệ thống các doanh nghiệp nhỏ hơn và ổn định hơn cũng giúp kinh tế Hàn Quốc ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu. Phần lớn các chaebol  tập trung vào xuất khẩu và vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đã tạo nên một khu vực dịch vụ hùng mạnh. Hàn Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng các ngành du lịch, dịch vụ tài chính, khoa học kỹ thuật, y tế và giáo dục.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Seoul đã phát đi hai tín hiệu cho thấy chaebol vẫn là một lực lượng hùng mạnh. Bà Park có cuộc gặp với các nhà tài phiệt và yêu cầu họ tăng đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đáp lại, bà hứa hẹn sẽ nới lỏng các luật lệ đang cản đường hoạt động của các chaebol.
Bà Park cũng thông báo chính phủ Hàn Quốc đã bác bỏ kế hoạch bán Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc trong 5 năm. Đây là dấu hiệu cho thấy bà đang có kế hoạch sử dụng ngân hàng chính sách lớn nhất Hàn Quốc để tài trợ cho các công ty. Sự việc này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến câu hỏi liệu có phải Hàn Quốc muốn học tập mô hình ngân hàng của Trung Quốc (vốn đang "chìm" trong núi
nợ xấu xuất phát từ các chính sách ưu đãi của chính phủ).
Chắc chắn là không phải Hàn Quốc đang rơi vào "thập kỷ mất mát". Đất nước này đã nhiều lần chứng minh rằng họ không dễ dàng sụp đổ. Tuy nhiên, rõ ràng là các lãnh đạo Hàn Quốc đang phớt lờ những rủi ro. Đã đến lúc Hàn Quốc phải cương quyết hành động.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật