Chi tiền triệu cho vài phút nhảy dù

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với khóa học kéo dài 2 tháng và 4 lần nhảy thực hành, mỗi học viên phải chi số tiền khoảng 5 triệu đồng.
Chi tiền triệu cho vài phút nhảy dù
Mỗi năm, 2 câu lạc bộ nhảy dù hàng không chiêu sinh khoảng 100 học viên, với thời gian tập luyện khoảng 2 tháng/khóa học. Ảnh: Tuấn Mark.

Nhảy dù kén người chơi vì mức độ mạo hiểm và yêu cầu cao về sức khỏe, chứ đây không phải là môn thể thao mới lạ ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu được trở thành một học viên câu lạc bộ nhảy dù, người học phải trải qua một kỳ giám định sức khỏe tại viện y học hàng không, cũng như đủ niềm đam mê để vượt qua nỗi sợ hãi khi tham gia môn thể thao tốc độ và mạo hiểm này.

Thời gian nhảy dù trên không thực tế chỉ kéo dài vài phút, trong đó, cảm giác rơi tự do chỉ chưa đến 3 giây, sau đó, học viên sẽ rơi cùng dù. Tuy nhiên, hàng trăm bạn trẻ vẫn sẵn sàng chi tiền triệu cho vài phút ngắn ngủi tận hưởng niềm đam mê.

Một khóa học chỉ kéo dài 14-16 buổi, học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần nhưng chi phí lên đến 5 triệu triệu đồng một người. Chi phí này bao gồm giáo trình, bút, tập, giầy nhảy dù, đồng phục bay, thẻ hội viên hàng không, thẻ tốt nghiệp vận động viên nhảy dù, huấn luyện, máy bay, phi công...

Theo anh Đỗ Duy Quý, giáo viên dạy nhảy dù của câu lạc bộ hàng không phía Nam, mỗi lớp học sẽ có khoảng 25-30 học viên, độ tuổi giới hạn là từ 15-45. Riêng học viên trên 50 tuổi được khuyến cáo về mức độ an toàn, do ở lứa tuổi này phản xạ đã chậm hơn, xương khớp cũng đã lão hóa.

Trước khi tham gia huấn luyện, học viên sẽ phải trải qua kỳ kiểm tra sức khỏe của viện y học hàng không, trong đó quan trọng nhất là đạt yêu cầu ở các chỉ số tim mạch, tiền đình và huyết áp. Nữ giới, người bị cận thị, người sợ độ cao vẫn có thể tham gia khóa học như bình thường. Ngoài ra, học viên phải đảm bảo có đủ khả năng vác vật nặng khoảng 20kg trên quãng đường 200m, trong trường hợp đáp đất tại vị trí cách xa nơi đậu xe.

Sau khi học lý thuyết và huấn luyện những động tác mặt đất như gấp dù, rời cửa máy bay, điều khiển, tiếp đất... học viên sẽ được thực hành nhảy dù từ máy bay trực thăng Mi 171 ở độ cao giới hạn từ 700-800m, và được cấp chứng nhận vận động viên nhảy dù hàng không để tham gia nhảy dù các khóa tiếp theo khi câu lạc bộ tổ chức trong cả nước. Mỗi học viên mới được thực hành nhảy dù 4 lần/ khóa học.

"Không giống như bộ môn dù lượn phát triển theo hướng xã hội hóa, nhảy dù là môn học hướng nghiệp, do đó, tất cả khí tài, dụng cụ của học viên đều được câu lạc bộ cung cấp. Sau khi có thẻ hội viên, người học có thể tham gia câu lạc bộ hàng không phía Nam hoặc phía Bắc để thực hành. Mỗi lần muốn nhảy trở lại, các bạn được sắp xếp tập luyện từ 1 đến 2 tuần, chi phí 2,5 triệu đồng/người".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật