Điện ảnh Pakistantrở lại với cuộc đua Oscar sau 50 năm

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 50 năm vắng bóng, nền điện ảnh Hồi giáo này đang lên kế hoạch trở lại với giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới Oscar. Hội đồng tuyển chọn phim Pakistan kêu gọi các hãng giới thiệu phim để tham gia vòng loại Phim nước ngoài xuất sắc nhất.
Điện ảnh Pakistantrở lại với cuộc đua Oscar sau 50 năm
Ghunghat, một trong số các phim được đưa đi dự giải Oscar của Pakistan.

Hội đồng tuyển chọn phim này hiện đang mời các hãng, các nhà làm phim, nhà sản xuất đưa phim tham gia tuyển chọn để tìm ra một bộ phim xuất sắc nhất gửi đi vòng loại Đề cử Phim nước ngoài. Hoạt động của Hội đồng dường như đang nhận được sự ủng hộ ngầm của chính phủ, mặc dù Hội đồng làm việc hoàn toàn độc lập.

Hội đồng do nhà làm phim từng giành giải Oscar Sharmeen Obaid-Chinoy làm Chủ tịch. Bộ phim tài liệu ngắnSaving Face (Cứu lấy khuôn mặt) của bà kể về cuộc sống của những phụ nữ bị tạt a-xít dã man ở Pakistan. Phim được trao tượng vàng của viện Hàn lâm năm 2012. Các thành viên còn lại gồm nhà biên kịch Mohsin Hamid, người từng viết kịch bản cho phim The Reluctant Fundamentalist, đạo diễn Mehreen Jabbar và Akifa Mian, diễn viên Rahat Kazmi, đạo diễn kiêm diễn viên Framji Minwalla.

Trước đây, Pakistan chỉ có hai phim được gửi tới viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ kể từ khi bắt đầu có giải Oscar dành cho phim nước ngoài năm 1965. Đó là các phim Jago Hua Savera của đạo diễn Akhtar J Kardar năm 1959 và Ghunghat của đạo diễn Khawaja Khurshid Anwar năm 1963.

Đạo diễn người Anh gốc Pakistan Hammad Khan cho biết: “Trong suốt 50 năm qua, điện ảnh Pakistan không thể nghĩ đến việc đưa bất kỳ phim nào đi dự giải, đơn giản vì không thể làm được những tác phẩm xứng đáng. 50 năm, đất nước quay cuồng trong nội chiến, chiến tranh, khủ‌ng b‌ố, nghèo đói, các vấn đề về an ninh và xã hội, cho nên không thể làm được một bộ phim ra hồn. Các bộ môn nghệ thuật, hay lĩnh vực văn hóa nói chung cũng vậy”.

Năm 2011, đạo diễn Hammad Khan có bộ phim Slackistan bị từ chối phát hành ở Pakistan nếu không chịu cắt một số cảnh. Và vị đạo diễn này đã cương quyết từ chối chỉnh sửa lại phim theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim.

Hammad Khan nói: “Nhiều năm qua, chiến tranh và và những quy định khắt khe trong tôn giáo đã khiến cho số lượng phim chiếu ngoài rạp giảm xuống vô cùng thấp. Thật là vô cùng sai lầm khi phớt lờ sức mạnh của điện ảnh trong sự phát triển của bất kỳ đất nước nào”.

Tuy nhiên, có thể thấy gần đây nền điện ảnh Pakistan đang từng bước trở lại. Ngành công nghiệp này đã phát hành tới 21 phim trong năm 2013, tính đến nay, sau một thời gian dài ngủ quên. Một trong số 21 phim này sẽ trở thành đại diện của điện ảnh Pakistan tham gia vòng loại để chọn ra các phim được đề cử Oscar Phim nước ngoài hay nhất. Hạn cuối cùng cho việc lựa chọn phim cuả viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ là 1-10.

Nền điện ảnh Pakistan hình thành từ năm 1947. Trong 10 năm từ 1959 đến 1969, nó đạt đến đỉnh cao huy hoàng. Rất nhiều ngôi sao hạng A xuất hiện và tỏa sáng rực rỡ vào thời kỳ này. Đầu những năm 60, bộ phim màu đầu tiên của Pakistan cũng ra mắt: Sangam của đạo diễn Zahir Raihan.

Những năm 70, do chiến tranh, do xung đột, nền điện ảnh Pakistan bắt đầu xuống dốc. Nhiều diễn viên, nhà làm phim, biên kịch, quay phim rời bỏ Pakistan sang Ấn Độ hoặc Bangladesh. Số lượng rạp chiếu cũng giảm dần.

Thời kỳ này, các chính sách cũng trở nên chặt chẽ và gắt gao hơn nhiều đối với phim ảnh. Các nhà làm phim được yêu cầu phải cân nhắc đến tất cả những yếu tố có thể động chạm đến chính trị, xã hội... Và điện ảnh khi đó trở thành những cảnh quan đẹp về chính trị, chứ không phản ánh gì cả. Thời gian này, sự bùng nổ của băng video, cộng với việc dễ dàng sao chép rất nhiều phim nước ngoài cũng góp phần đẩy nền điện ảnh Pakistan rớt xuống sâu hơn.

Từ đó cho đến cuối thập niên 80, điện ảnh rơi vào khủng hoảng. Bị kiểm soát quá chặt chẽ, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo và chính trị, hàng loạt rạp chiếu bị xóa bỏ, áp thuế cao đối với phim ảnh đã khiến cho phần đông khán giả quay lưng lại với điện ảnh. Chỉ còn 11 hãng phim sản xuất được khoảng 100 phim trong vòng 10 năm.

Qua giai đoạn này, sang đầu thế kỷ 21 điện ảnh dần hồi phục. Một số nhà làm phim trẻ quyết định phải sử dụng tất cả những gì mình có trong tay để khôi phục lại thói quen xem phim của khán giả. Một kênh phát sóng mới dành cho phim mang tên Filmania được thành lập, nhằm giới thiệu các tác phẩm điện ảnh tới khán giả cả nước. Năm 2009, Phong trào điện ảnh mới Pakistan được thành lập, thu hút tới 1400 thành viên tham gia. Họ trở thành những người đưa điện ảnh trở lại với công chúng rộng khắp cả nước. Nhiều luật lệ khắt khe cũng được dỡ bỏ, giúp các nhà làm phim thoải mái hơn trong việc lựa chọn đề tài và thể hiện cách nhìn về cuộc sống, xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật