Hành trình ‘lột xác’ để sống ‘đời đàn bà’ của Lê Duy

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới phẫu thuật được 20 ngày, bác sĩ đã bắt tập với “cái ấy giả” của đàn ông. Đó là một thứ đồ bằng gỗ, ngày nào cũng phải đưa vô, càng sâu càng tốt.
Hành trình ‘lột xác’ để sống ‘đời đàn bà’ của Lê Duy
Ảnh minh họa

Từ một đứa trẻ sớm tảo tần giúp mẹ nuôi em, lớn lên đi hát cải lương, rồi bỏ nghề theo nghiệp ca sĩ nhưng cuối cùng lại nổi danh là một chuyên gia trang điểm, cởi bỏ thân xác đàn ông để được sống trong hình hài phụ nữ... Lê Duy đã chiến đấu với số phận thế nào để giành lại những gì chị cho rằng thuộc về mình?

Biết Lê Duy bận rộn, tôi hẹn vào bữa trưa để tiện cho chị, nào ngờ chị lại không động đũa với lý do: “Tôi muốn giảm thêm 5kg nữa nên không được ăn gì ngoài thực đơn quy định”. Tôi đành dùng một mình, vừa ăn vừa nghe chị tâm sự suốt 3 tiếng đồng hồ bằng giọng Tây Ninh trầm ấm về câu chuyện của người sống 36 năm trong c‌ơ th‌ể nam giới và 7 năm trong c‌ơ th‌ể nữ giới. Trong 43 năm ấy, niềm vui thì hiếm, nước mắt khổ đau thì nhiều như những vở cải lương chị mê từ nhỏ, có lúc rơi vào tận cùng đau khổ nhưng chẳng khi nào từ bỏ niềm tin...

Lột xác để sống đời đàn bà

28 tuổi, chưa một mối tình, Lê Duy khăn gói ra Thủ đô Hà Nội... Hai năm đầu, Duy vừa đi hát vừa đi trang điểm, nhưng cơ hội để hát ở Hà Nội ít vì chưa có mối quan hệ, trong khi việc kia thì tăng lên đôi ba lần, Duy buộc phải lựa chọn. Lê Duy - ca sĩ, thoáng chốc giờ đã trở thành Lê Duy - chuyên gia trang điểm. Duy có cơ hội làm đẹp cho những ngôi sao hàng đầu như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Hoa hậu Mai Phương Thúy, Ngọc Hân... và tại đây, Duy gặp được mối tình đầu của mình.

Không phải Lê Duy chưa bao giờ có bạn trai, nhưng chưa lần nào trái tim thực sự rung động. Hơn nữa, trong thân xác một “bóng kín”, tức bề ngoài vẫn là một người đàn ông, người lạ nhìn không biết được, Duy rất nhát, hiếm khi chủ động tìm bạn cho mình. Người đàn ông đó trăm phần nam tính, là gu Duy thích, nhưng người ta lại thấy... sợ và tìm cách né tránh. Chị nói với anh, hãy đến với nhau như hai người bạn, vì dù sao Duy cũng từ xứ lạ đến, chưa kết giao nhiều. Anh nhận lời. Hai người đi chơi, Duy luôn giữ khoảng cách với anh, bất chấp tình cảm bên trong mình cứ lớn dần lên.

Sau một năm, một ngày, anh hỏi: “Thế Duy đã có bạn trai chưa?”. “Chưa”, Duy ngơ ngác. “Thật không?”, anh hỏi lại. “Ơ, thật mà, người như Duy tìm được bạn trai đâu phải dễ”, Duy thật thà đáp. Thế là anh ngỏ lời làm bạn trai của Duy. Hai người về chung sống suốt 4 năm, bắt đầu những ngày tháng yêu đương cuồng nhiệt.

Mối tình với người đàn ông Hà Nội khiến cho trái tim Lê Duy thay đổi. Duy được yêu thương, được hạnh phúc, nhưng chẳng lấy gì làm chắc chắn. Họ hàng, bạn bè phản đối, Duy cố gồng lên bảo vệ người mình yêu. Nhưng anh là con một, khi bố mất, người thân của anh ra điều kiện rõ ràng: Phải về lấy vợ! Tình cảm của hai người bắt đầu rạn nứt, cho đến một ngày anh nói với Duy lời đơn giản và rõ ràng như khi tỏ tình: “Thôi, anh phải về lấy vợ đây”.

Trời đất xung quanh Duy sụp đổ. Bốn năm kỷ niệm của mối tình đầu tan tành, chị khóc mấy ngày trong sự tổn thương quá lớn. Người đàn ông đầu tiên đó cũng là người cuối cùng của Duy trong thân xác con trai. Chia tay anh, Duy rời khỏi Hà Nội mong quên đi kỷ niệm cũ và làm lại cuộc đời mới. Thế là định mệnh đưa Duy xuống Hải Phòng.

Tại thành phố biển, Duy gặp hai người da dẻ rất đẹp, lông mày xăm điệu đà, tìm hiểu thì được biết họ tiêm hormone nữ. Lúc đó, không biết hormone này có tác dụng gì, chỉ thấy da họ đẹp, thế là Duy cũng đặt mua để tiêm. Da mỏng dần đi, ngực nhô cao dần lên, Duy bắt đầu thích son phấn, tìm mua đồ nữ, chọn áo ngực để đến tối trang điểm, mặc váy đi chơi như các cô gái khác. Cứ như vậy, Duy tiếp xúc với những người giới tính thứ ba nhiều hơn và thầm ghen tị với một số người được sống đời đàn bà. Duy nghĩ, nhất định phải kiếm tiền để sang Thái Lan phẫu thuật. Và cũng thời gian này, Duy còn gặp được người đàn ông hiện tại của mình.

Ai xem MV Hai giới tính, một cuộc đời mà Duy mới phát hành tháng 6.2013 sẽ thấy người đàn ông đóng vai chú rể rất đẹp trai, gương mặt sáng sủa, má còn thoáng hai lúm đồng tiền duyên. Anh cũng chính là người đàn ông ngoài đời của Lê Duy, tên Trần Hiếu, kém Duy 10 tuổi và nội dung MV cũng chính là câu chuyện của hai người.

Trần Hiếu quen Lê Duy qua sự giới thiệu của một người bạn, mà anh còn nhớ rằng lần đầu gặp, Duy rất rụt rè. Sau này, anh kể lại: “Tối đầu tiên gặp gỡ, lúc cả nhóm định ra về thì trời đổ mưa. Lúc đó tôi hơi lâng lâng rồi, thấy Duy đi một mình nên trong lòng thương lắm, không nỡ để cô ấy bắt taxi về. Tôi nằng nặc đòi đưa Duy về tận nhà”. Vài lần đón đưa, hai người có tình cảm lúc nào không biết. Hiếu nói với Duy câu định mệnh của cuộc đời hai người: “Nếu em là con gái, anh sẽ yêu và cưới em làm vợ”.

Câu nói ấy đã khiến Duy kiên quyết thay đổi. Tiền chưa có đủ, Duy vay mượn thêm rồi một mình sang Thái Lan. Cuộc phẫu thuật chỉ kéo dài 4 tiếng, nhưng sự đau đớn kinh khủng đủ để chị nhớ cả đời. Một tháng sau, chị trở về Việt Nam và chính Trần Hiếu đã ra sân bay đón. Nhìn thấy chị, anh ôm chầm lấy! Anh là người đàn ông đầu tiên ngủ với thân xác đàn bà của chị và từ đó luôn ở bên cạnh, đem lại hạnh phúc cho chị.

Chẳng bao lâu sau, hai người chính thức ra mắt bạn bè. “Hôm nay ngày vu quy đã tới, nhưng đâu phải cho người mà là chính cho tôi. Hôm nay tôi không là chú rể, tay không cầm sính lễ, mà lại mặc áo giai nhân...”, ca từ trong bài hát Hai giới tính, một cuộc đời không từ nào là hư cấu cuộc đời của chị.

Gan lì tới mức không đòn roi nào sửa được

Hạnh phúc lứa đôi đã có, nhưng mỗi khi nhắc tới gia đình, Lê Duy thường ngập ngừng. Mẹ Duy sinh 5 người con trai với 4 người chồng khác nhau, những người đàn ông cứ đến rồi đi, những đứa trẻ nheo nhóc sống hoặc với bố hoặc với mẹ, mỗi đứa khổ một kiểu. Nhưng trong 4 người đàn ông của bà, chỉ có bố đẻ của Duy mất trong chiến tranh, điều đó khiến Duy, từ khi có trí nhớ, đã biết buồn...

Trong số các con của bà, Lê Duy không phải con lớn nhưng lại là lớn. Khi mẹ phải may vá kiếm tiền, Duy trở thành “người mẹ nhí” nấu cơm, trông em từ lúc 7 tuổi, lớn hơn chút nữa thì đi bán vé số, bánh cam và đôi khi trở thành cái... thùng rác, nơi người mẹ khắc nghiệt trút đòn roi lên đầu. Sau này được hỏi vì sao bị đánh, có oán mẹ không, chị nhẹ nhàng: “Thì tôi lớn nhất nên phải bị đánh chứ sao. Mẹ tôi quá khổ! Tôi thông cảm cho mẹ mà”. Thật ra, Duy bị đánh không chỉ vì là con cả, hay vì nhà quá nghèo, mà vì chị còn sớm đam mê cải lương, mơ ước lớn lên sẽ làm diễn viên cải lương, một điều mà thời điểm đó không ai ủng hộ.

Mẹ Duy không đồng tình, vì trong những tình nhân đã bỏ rơi bà, có một người là diễn viên cải lương, bà ghét tất cả những gì liên quan đến môn nghệ thuật này. Bà ngoại lại mong Duy học nghề sửa xe, thợ máy kia. Chị rất sợ vì đã hiểu rằng trong tâm hồn, mình chính xác là một cô gái.

Duy bắt đầu lén đi học cải lương, có lúc trốn nhà cả chục ngày để biểu diễn cùng một đoàn nghiệp dư. Âm thanh sân khấu ọt ẹt, đèn đuốc lòe nhòe, nhưng chị diễn vui vẻ lắm, đi hát quên ngày mai. Sau mươi ngày, nửa tháng, đoàn dẹp, Duy lò dò về nhà, bị mẹ lôi ra đánh một chập tơi bời. Nhưng lần sau Duy vẫn như thế, gan lì tới mức không đòn roi nào sửa được. Cuối cùng, năm 16 tuổi, chị cũng được mẹ chấp nhận. Duy xin vào đoàn Tây Ninh và từ đó theo phận đào kép.

“Nói thật là cuộc sống thế nào, tôi không quan tâm, miễn là tối được lên sân khấu”, Duy nhớ lại. Nhưng chỉ hai năm sau, tâm hồn chị lại có “ngư‌ời tìn‌h mới”, đó là âm nhạc. Khoảng năm 1988, sự xuất hiện của danh ca Tuấn Vũ và dòng nhạc anh cùng Xuân Lan hát khiến Duy mê mẩn. Sau đó, Lê Duy đặt chân tới Sài Gòn và quyết tâm theo học thanh nhạc. Trong thân xác người đàn ông, Duy khá đẹp trai, tính tình dễ chịu nên nhanh chóng hòa nhập với làng nghệ sĩ nơi đây. Mỗi lần hát, Duy được nhận thù lao 10.000-20.000 đồng (vừa đủ ăn tô phở, đĩa cơm), cuộc sống dần ổn định, nếu không có một bước ngoặt lớn, năm Duy 28 tuổi.

Sau gần chục năm đi hát kiêm làm MC, Lê Duy vẫn chưa có tiền ra CD. Có người giới thiệu đi Úc diễn (thời đó ca sĩ đi nước ngoài về là show diễn, thù lao... khác hẳn) khiến chị rất mừng, nhưng rồi trục trặc giấy tờ nên cả đoàn không thể đi. Duy tự dưng chán nghề ca sĩ. Lúc này được xem các chuyên gia làm đẹp cho người mẫu, chị thấy rừng rực như ngày xưa lần đầu tiên xem cải lương. Duy đóng tiền học ngay lập tức, học bài bản, rồi vì muốn thay đổi môi trường, Duy sực nghĩ Hà Nội là nơi mình từng mơ ước sống. Và chính tại nơi đây, cuộc đời chị đã sang trang mới.

Hành trình của một người sinh ra chẳng “má hồng”, nhưng lớn lên cũng “lắm nỗi truân chuyên” đã đi đến kết thúc đẹp như cổ tích. Hiện tại, chị sống hạnh phúc bên chồng nhưng có điều Lê Duy không thể sinh con. Chẳng cứ gì với Duy, mà với ai cũng thế, hạnh phúc không bao giờ trọn vẹn, nhưng những gì đang có đã là quá nhiều. Và để có được chừng ấy, cái giá phải trả đã tưởng như quá sức con người.

Cái giá của hạnh phúc...

Có nhiều ca phẫu thuật chuyển giới mà bệnh nhân bị t‌ử von‌g, chị có sợ điều đó không?

Tôi cũng có sợ. Lúc y tá dắt tôi lên phòng, tôi có cảm giác như là quỷ sứ đang dẫn lối vào địa ngục ấy. Trong đầu tôi rối loạn nhiều thứ, không còn biết gì nữa, bảo sao làm vậy, như người mất hồn. Nhưng tôi vẫn tin là lỡ hôm nay có chết thì cũng phải chấp nhận, vì một ngày làm đàn bà còn hơn sống quãng đời còn lại trong thân xác đàn ông.

phẫu thuật và sau phẫu thuật đau như thế nào?

Đau lắm (nhăn nhó)! Tôi đau suốt một, hai tháng trời. Mà mới phẫu thuật được 20 ngày, bác sĩ đã bắt tập với “cái ấy giả” của đàn ông. Đó là một thứ đồ bằng gỗ, ngày nào cũng phải đưa vô, càng sâu càng tốt. Đau vô kể, nhưng nếu không tập thì chỗ đó bị nông, sau này không quan hệ được.

Bác sĩ dặn là sau phẫu thuật hai tháng thì phải làm chu‌yện ấ‌y thật. “Lần đầu tiên” của tôi đau ghê gớm, cũng may anh ấy rất nhẹ nhàng.

Hỏi thật nhé, chị có bao giờ “giả vờ” trong chuyện chăn gối không?

Không, tôi hứng thú thật chứ, làm sao giả vờ được. Mà tôi không phải dùng đồ bôi trơn gì hết, chồng tôi cũng rất ngạc nhiên. Nhưng phải đến một năm sau phẫu thuật tôi mới có cảm giác, chứ trước đó chỉ đau là đau thôi. Chồng tôi rất tình cảm, anh ấy lên mạng đọc thông tin, tìm hiểu cách làm thế nào cho mình hứng thú với chuyện chăn gối. Anh ấy rất yêu và trân trọng tôi.

Anh ấy là người thuộc giới thứ ba?

Anh ấy là đàn ông chứ. Từ bé đến lớn tôi không yêu gay. Giữa chúng tôi có lẽ là duyên nợ, chứ con gái đầy ra đường kia kìa! Trước tôi, anh ấy cũng yêu vài cô khác, nhưng đến lúc gặp tôi bỗng trở nên ngoan mà rất hiền lành. Đến mẹ anh ấy còn phải ngạc nhiên.

Chồng chị là con trai một, chị lại không thể sinh con, mẹ anh có nói gì về chuyện đó?

Nhìn mẹ chồng tôi thấy thương lắm, định nói chuyện với bà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tôi biết mẹ thương tôi lắm, chứ bình thường chẳng người mẹ nào lại chấp nhận cho con mình ở với người không thể sinh đẻ. Tôi định dành dụm tiền rồi nhờ người sinh con hộ, cho bà yên tâm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật