Lộ diện người đầu tiên nhận cầu cứu từ tàu chìm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi chiếc ca nô chở 30 người đi Vũng Tàu bị chìm, ông Tuấn đã nhận được tin cầu cứu nhưng ’chậm trễ báo cơ quan chức năng’.
Lộ diện người đầu tiên nhận cầu cứu từ tàu chìm
Cán bộ Công ty cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Marine là người đầu tiên nhận được tin cầu cứu của các nạn nhân vụ tàu chìm.

Theo Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tàu H29 chở 30 người bị chìm trên vùng biển thuộc huyện Cần Giờ (TP HCM) là một trong 2 phương tiện được trang bị cho đơn vị này. Ngày 9/7, các tàu này được đưa sang công ty Cổ phần Công nghệ Việt - Séc để bảo dưỡng định kỳ.

15h ngày 2/8, ông Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Marine (Khu công nghiệp Đông Xuyên - Vũng Tàu) sang mượn ông Vũ Văn Đảo (Giám đốc công ty Việt - Séc) 3 tàu để đón công nhân tại khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp (Gò Công Đông - Tiền Giang). Nửa giờ sau, tàu xuất phát đi Tiền Giang chở công nhân về Vũng Tàu và khoảng 20h, tàu do anh Phạm Duy Phúc điều khiển đã gặp nạn.

Tuy nhiên, theo bản tường trình gửi các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - cán bộ Công ty cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Marine, khoảng 18h ngày 2/8 nhận được thông tin tàu H29 sắp hết nhiên liệu và yêu cầu ra tiếp nhiên liệu. Nhưng lúc này tại Khu chế xuất Đông Xuyên chỉ có ca nô nhỏ không thể đi được "và cũng không biết địa điểm tàu H29 ở đâu". "Đến khoảng 20h chúng tôi mới biết là tàu đang bị trôi ở khu vực biển Cần Giờ và có nhờ tàu của biên phòng xuất phát luôn", ông Tuấn nêu.

Cũng theo ông Tuấn, 25 phút sau ông nhận được tin nhắn là tàu bị chìm liền liên hệ với các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ. "Do tôi là đầu mối trên bờ nên có rất nhiều thông tin như: tàu bị nạn tại bãi tắm Cần Giờ (chưa biết tọa độ cụ thể), không có hành khách là trẻ em và có mặc áo phao nhưng không biết số lượng đủ không, tàu không có thông tin liên lạc hàng hải... tôi cũng không liên lạc được với những người trên tàu đó", ông Tuấn viết trong tường trình.

Trong khi đó nhật ký cứu nạn của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu ghi nhận, đến 21h mới nhận được thông tin từ ông Tuấn là "có phương tiện thuỷ bị chết máy tại Cần Giờ" và nhờ hỗ trợ. Cảng vụ đã hướng dẫn anh này liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm khu vực 3. Gần nửa giờ sau trung tâm này báo ngược trở lại rằng "có tàu chở khách bị chìm tại Cần Giờ" và yêu cầu thông báo cho Cảng vụ Hàng hải TP HCM.

Khoảng 22h, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã điều tàu SAR272 ra khu vực cứu nạn đồng thời điều động tàu của Cảng vụ Vũng Tàu 2, một số tàu dịch vụ và các tàu gần khu vực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Mất nửa giờ sau họ mới nhận được thông tin về toạ độ tàu gặp nạn. Lúc này, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu biết tàu của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra nên yêu cầu liên lạc với tàu SAR272 (chỉ huy hiện trường) để phối hợp tìm kiếm.

Đến khoảng 1h ngày 3/8, tức gần 3 tiếng sau khi xác định được toạ độ tàu gặp nạn, tàu SAR272 cứu được 3 người và lực lượng Bộ đội biên phòng TP HCM cứu được 14 người. Mất khoảng 2 tiếng sau ca nô dịch vụ cho biết đã cứu được 4 người, trong đó có 2 vợ chồng người nước ngoài nâng tổng số các nạn nhân được cứu sống lên 21 người. 9 nạn nhân còn lại được thông báo mất tích.

Công tác cứu hộ có vài bất cập nhưng nhìn chung được cho là tốt.

Nói về công tác cứu hộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật đánh giá cao nỗ lực của các bên tham gia cứu nạn. "Triển khai như thế là rất tốt", tuy nhiên, ông Nhật cũng nhìn nhận việc cứu hộ "có chỗ bất cập" bởi chưa huy động thuyền ghe của người dân xung quanh khu vực. Chỗ chìm tàu là khu vực cạn, thuyền nhỏ của người dân dễ tiếp cận hơn và họ cũng thông thu‌ộc đị‌a hình.

Ông Nhật cũng cho rằng, lý do khiến hiệu quả cứu hộ không cao là "do công ty quản lý tàu báo tin trễ, không chính xác". Tin báo về vị trí tàu gặp nạn là chỉ một vùng biển bao la chứ không cụ thể khiến các tàu cứu nạn gặp nhiều khó khăn. “Trong bối cảnh như vậy việc tìm kiếm 3 tiếng đồng hồ từ 22h đến 1h sáng hôm sau đã là tốt lắm rồi. Qua tiếp xúc điều tra ban đầu từ nhưng nạn nhân sống sót thì việc có người gọi điện cầu cứu các cơ quan chức năng lúc gặp nạn là không có cơ sở”, ông Nhật nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật