Uống sữa tươi Ba Vì có ‘vật thể lạ’, bé trai 7 tuổi nôn mửa

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi uống một hộp sữa tươi Ba Vì còn hạn sử dụng đến ngày 4/9/2013, cháu Hoàng Đức Dũng, trú tại số nhà 73 đường Nguyễn Thị Lưu - Ngô Quyền - TP Bắc Giang (Bắc Giang) than đắng, sau đó là nôn mửa. Trong hộp sữa có nhiều “vật thể lạ”.
Uống sữa tươi Ba Vì có ‘vật thể lạ’, bé trai 7 tuổi nôn mửa
Hộp sữa Ba Vì có nhiều “vật thể lạ“ khiến bé trai 6 tuổi nôn mửa.

Theo phản ánh của gia đình chị Đặng Thị Hương Giang, trú tại số nhà 73 đường Nguyễn Thị Lưu, phường Ngô Quyền - TP Bắc Giang (Bắc Giang): Gia đình chị Giang mua một thùng sữa mang nhãn hiệu Ba Vì tại đại lý Hồng Hạnh (TP Bắc Giang) do Công ty sữa quốc tế Ba Vì sản xuất. Sau khi sử dụng còn lại 12 hộp, đến sáng ngày 23/7, cháu Hoàng Đức Dũng 7 tuổi con trai chị Giang uống sữa trên thì thấy cháu có biểu hiện buồn nôn, nhưng vì chưa phát hiện nguyên do từ đâu dẫn đến cháu có các biểu hiện như vậy nên chị vẫn tiến hành theo dõi.

Sau đó, chị tiếp tục cho cháu uống sữa thì thấy cháu rùng mình, nôn thốc nôn tháo. Dũng bảo "Mẹ ơi sữa đắng quá con không uống nữa", và đi học tại Trường tiểu học Ngô Sĩ Liên. Khi chị Giang quay vào kiểm tra hộp sữa mà cháu Dũng bỏ lại bằng cách rút ống hút ra, chị Giang tá hỏa khi nhìn trong sữa có các hạt màu đen bám vào ống hút, thì chị mới biết là sữa đã bị hỏng.

Chị Giang cẩn thận xem lại hạn sử dụng thì thấy lô sữa ghi ngày sản xuất: 04/3/2013 và hạn sử dụng là 04/9/2013, tức là còn hơn 1 tháng nữa lô sữa mới hết hạn.

“Thấy sữa mình mua cho con không đảm bảo chất lượng, tôi liền gọi điện cho đại lý sữa nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng”, chị Giang bức cho biết. Còn về cháu Dũng, khi anh trai là Hoàng Đức Hiệp đến đón thì các bạn cùng lớp bảo là sáng nay bạn Dũng bị nôn 2 lần trong lớp học.

Cả lô sữa gia đình chị Giang mua đều đến tháng 9/2013 mới hết hạn sử dụng.

Chị Giang cho biết thường hay mua sữa tươi Ba Vì về cho các con, vì nghĩ rằng sản phẩm sữa này đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sự việc khiến chị rất bất ngờ và lo lắng. “Nguyên nhân nào dẫn đến con tôi có các biểu hiện như vậy, tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra “vật thể lạ” trong hộp sữa nói trên, vật thể này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không”, chị Giang nói.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, PV Báo đã liên hệ với Công ty sữa quốc tế Ba Vì (IDP) để tìm hiểu sự việc. Bà Vũ Thu Hương - Phụ trách truyền thông của Cty cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin, chiều ngày 23/7/2013, IDP đã kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ sản xuất, mẫu lưu kho và kết luận không có dấu hiệu bất thường.

Đồng thời, IDP cũng thông báo cho bộ phận bán hàng trên toàn quốc để kiểm tra xem có phản hồi từ khách hàng nào tương tự như khách hàng ở Bắc Giang không. Nhưng đến hết ngày 23/7 vẫn không có phản hồi tương tự nào. Đến sáng ngày 24/7, phía IDP cử đại diện đến nhà chị Giang tại Bắc Giang xem xét sự việc.

Ngoài hộp sữa hỏng, đại diện Cty kiểm tra 9 hộp sữa còn lại thì thấy đều bình thường. Sau khi kiểm tra kỹ, IDP đã kết luận rằng trong quá trình vận chuyển, hộp sữa nói trên bị va đập, gây rạn nứt bao bì và bị hỏng.

Chị Giang, mẹ cháu Dũng cho biết, trong buổi làm việc với đại diện công ty sữa Ba Vì tại gia đình chị, phía công ty sữa có đề nghị đưa cháu Dũng đi khám. Tuy nhiên, gia đình thống nhất tạm thời chỉ cần theo dõi sức khỏe cháu tại nhà nếu có dấu hiệu bất thường, gia đình sẽ báo công ty sữa cùng giải quyết. Phía đại diện công ty sữa cũng đồng ý. Tuy nhiên, trong cả biên bản sự việc được lập cũng như khi đại diện công ty sữa ra về, họ đều không để lại số điện thoại liên hệ trực tiếp.

“Toàn bộ lô sữa cùng hộp sữa có vấn đề, phía công ty sữa Ba Vì đều mang đi hết. Họ xem xét qua rồi trả lời hộp sữa bị hỏng trước khi hết hạn là do va đập. Tuy nhiên, tôi đề nghị phía công ty phải đưa hộp sữa đi giám định để có câu trả lời về nguyên nhân chính thức hộp sữa bị hỏng từ các cơ quan chức năng báo lại cho gia đình tôi để gia đình yên tâm về sức khỏe của cháu. Biết đâu, trong đó có chất gì gây hại lâu dài cho trẻ mà hiện thời chưa phát tác thì sao?”, chị Giang chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật