Lãnh hậu quả ngoài đời vì tính xấu trên truyền hình

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai nhân vật nữ của chương trình truyền hình “Big Brother“ của Mỹ đã thấm thía việc biến cuộc đời thành sân khấu. Họ bị sa thải ngoài đời vì bày tỏ thái độ phân biệt chủ‌ng tộ‌c và kỳ thị đồn‌g tín‌h trên màn ảnh.
Lãnh hậu quả ngoài đời vì tính xấu trên truyền hình
Chương trình Big Brother chủ trương “làm tấm gương phản ánh cuộc sống kể cả những nét xấu xí“.

Big Brother do đài CBS sản xuất, chương trình đã lên sóng từ năm 2000 khi truyền hình thực tế còn chưa tạo cơn sốt toàn cầu như bây giờ. Đây là game showđược xây dựng với ý tưởng tập hợp một nhóm khách mời, đưa họ vào sống trong một ngôi nhà chung và ghi hình mọi hoạt động trong ngày của các khách mời.

Vào buổi đầu của truyền hình thực tế, nhà sản xuất của Big Brother được đánh giá thực sự có tầm nhìn xa trông rộng khi mô-típ "ngôi nhà chung" của chương trình hiện nay đã xuất hiện trong hàng loạt chương trình khác, chẳng hạn American Next Top Model.

Bị sa thải vì bộc lộ "con người thật" xấu xí

Trở lại với scandal của 2 khách mời nữ khi có thái độ phân biệt chủ‌ng tộ‌c, kỳ thị đồn‌g tín‌h, điều này xảy ra vào mùa chiếu năm nay, tức mùa thứ 15 của chương trình Big Brother.

Theo Los Angeles Times, trong tập phim lên sóng vào ngày 7/7, tập trung vào nhân vật Aaryn Gries, một người mẫu nữ. Cô đã có những phát ngôn xúc phạm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người đồn‌g tín‌h - đều là những khách mời sống cùng nhà của cô trong chương trình.

Cụ thể, Gries chế nhạo giọng châu Á, quát một anh chàng châu Á "im mồm và đi nấu cơm đi". Khi thảo luận về việc ai sẽ giành vị trí quan trọng trong ngôi nhà, cô nói: "Chẳng ai thèm bầu cho bọn đồng tính đâu", ám chỉ một khách mời đồn‌g tín‌h tên là Andy.

Gries bị các khách mời khác đặt cho biệt danh "cô nàng tóc vàng thuộc KKK" (KKK là tên của tổ chức cực đoan đề cao "người da trắng thượng đẳng").

Không chỉ Gries, hai khách mời khác là GinaMarie Zimmerman và Spencer Clawson cũng để lộ các quan điểm tương tự. Trong một cuộc nói chuyện, cả hai nói về một khách mời người da đen: "Trong bóng tối phải cẩn thận đấy vì có thể không nhìn thấy con mụ đó đâu".

Còn Clawson tỏ thái độ kỳ thị người đồn‌g tín‌h nam và nữ. Những lời này còn bị cắt, không được phát sóng vì quá phả‌ּn cả‌ּm.

Vì scandal này, cả ba đều gặp rắc rối. Gries bị hủy hợp đồng làm người mẫu. Zimmerman bị sa thải khỏi vị trí điều phối viên của một cuộc thi sắc đẹp. "Chúng tôi cảm ơn chương trình đã cho chúng tôi thấy con người thật của Zimmerman. Chúng tôi không muốn con người đó trở thành hình mẫu cho các thí sinh thi sắc đẹp", hãng thuê cô cho biết.

Còn nơi làm việc ngoài đời của Clawson là Union Pacific, tập đoàn hùng mạnh của ngành đường sắt Mỹ, tuyên bố họ lên án quan điểm của anh này. Dù vậy, Clawson may mắn chưa mất việc.

Người mẫu Aaryn Gries bị công ty thời trang ngoài đời sa thải vì tỏ thái độ phân biệt chủ‌ng tộ‌c trong chương trình Big Brother.

Nhà đài vô can?

Điều đáng nói là những trường hợp như 3 nhân vật kể trên không hiếm hoi trong chương trình. Xung quanh scandal này, đài CBS ra tuyên bố: "Các nhân vật bày tỏ những định kiến và niềm tin khác nhau, thể hiện quan điểm cá nhân, không phải của chương trình và của CBS".

Với tuyên bố này, nhà sản xuất cho thấy, họ coi trọng tính trung thực và công bằng trong việc mô tả cuộc sống thực hơn là làm ra một chương trình có thông điệp tích cực cho cộng đồng và đòi hỏi phải phần nào được dàn dựng. Đồng thời, theo New York Times, đó cũng là cách làm để thu hút và khiêu khích sự bàn luận từ người xem hơn là cách làm hướng thiện một chiều.

Cũng phải lưu ý, Big Brother có khoản tiền thưởng khá lớn 500.000 USD dành cho khách mời trụ lại được lâu nhất trong ngôi nhà, qua nhiều đợt thi thố, đấu đá và trục xuất lẫn nhau.

Lờ đi cũng là đồng lõa với sự kỳ thị

Nhưng khán giả nghĩ khác về CBS, blogger Andy Dehnart viết trên trang cá nhân: "Suy cho cùng, dù không đồng ý quan điểm nhưng nhà sản xuất rõ ràng là đã chấp nhận con người của các khách mời nên mới cho họ cơ hội 90 ngày lên truyền hình và dùng họ để hái ra tiền".

Ragan Fox, một giáo sư về truyền thông ở đại học bang California, viết một bức thư ngỏ gửi CBS, yêu cầu nhà sản xuất phải "khử trùng" chương trình. Lý do của ông là, rõ ràng CBS đã cố tình chọn những khách mời thuộc nhiều thành phần khác nhau (người da trắng hoặc da đen, da vàng, người dị tính và đồn‌g tín‌h...), vậy tại sao họ lại không bảo vệ các khách mời trước thái độ kỳ thị? Nếu không bảo vệ, mục đích của chương trình là gì?

GS Fox viết: "Khi nhà sản xuất cố tình lờ đi sự phân biệt chủ‌ng tộ‌c, phân biệt đối xử giới tính và kỳ thị đồn‌g tín‌h có nghĩa là họ đồng lõa mặc dù luôn mồm chối cãi chuyện đó".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật