21/6: Lễ hội thịt chó và chuyện mạng chó mạng người

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lễ hội thịt chó ở Trung Quốc được dư luận thế giới phản ứng dữ dội vì đây là hành động tàn độc.
21/6: Lễ hội thịt chó và chuyện mạng chó mạng người
Lễ hội thịt chó ở Trung Quốc diễn ra vào ngày 21/6

Bất chấp những phản ứng dữ dội từ các nhà bảo vệ động vật, trong tuần này Trung Quốc vẫn sẽ tổ chức lễ hội thịt chó tại thành phố Ngọc Lâm tỉnh Quảng Tây như kế hoạch.

Lễ hội được khai mạc vào ngày 21/6 được coi là một phong tục kỷ niệm ngày hạ chí được người dân địa phương tổ chức hàng năm. Người Trung Quốc coi lễ hội thịt chó này là một dịp để “giữ gìn văn hóa ăn thịt chó của thành phố”, trong đó những người tham gia sẽ tiêu thụ một lượng lớn lẩu chó ăn kèm với quả vải và rượu gạo.

Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ động vật lại cho rằng sự kiện này là việc làm vô nhân đạo. Các nhà hoạt động cho biết, hằng năm có tới 10.000 con chó – vốn là loài vật thân thiết nhất với con người, được đưa tới Ngọc Lâm để phục vụ cho lễ hội. Chúng bị nhốt trong những điều kiện phi nhân đạo và sau đó bị đốt lông, thiêu sống và giết thịt.

Du Yufeng, người sáng lập tổ chức bảo vệ động vật cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến cảnh những con chó bị đánh đập trước khi bị mang đi giết thịt. Càng theo dõi chúng tôi càng phát hiện nhiều hành động tàn bạo hơn”.

Trong nhiều năm qua, những nhà hoạt động như bà Du đã nỗ lực tìm cách để ngăn chặn lễ hội nói trên. Ngoài ra, cư dân mạng Trung Quốc cũng có nhiều hoạt động phản đối sự kiện này nhưng chưa có nhiều tác dụng. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy những chú chó tội nghiệp sẽ không bị xả thịt trong lễ hội năm nay, dù cho ngày tổ chức đã cận kề.

Trong lá thư kiến nghị của tổ chức chuyên vận động chính phủ các nước ngưng ăn thịt chó, có tên No to Dog meat (Nói không với thịt chó) gửi đại sứ Trung Quốc tại Anh có đoạn viết:

“Chúng tôi trân trọng nhắc ông rằng, việc hành hạ, đánh đập, mổ thịt và luộc sống chó, mèo trong một lễ hội trước dân chúng là không thể chấp nhận được trong thiên niên kỷ này, và giờ là lúc đưa sự khác biệt văn hóa sang một bên trong vấn đề này...

...Thịt chó, mèo là loại thực phẩm không được phân loại, không được kiểm soát và sức khỏe cũng như tỷ lệ mắc bệnh là mối đe dọa có thực đối với công dân của ông”.

Một người yêu chó quỳ lạy trước những con chó bị làm thịt tại Trung Quốc


Trước phản ứng của cư dân mạng thế giới và các nhà hoạt động, chính quyền địa phương tuyên bố sẽ cử một đội giám sát lễ hội năm nay. Biện pháp này có lẽ vẫn chưa đủ mạnh nhưng bà Du cho rằng đây đã là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi.

Lễ hội thịt chó ở Trung Quốc bị phản ứng dữ dội của thế giới, nhìn chuyện người mà nghĩ đến chuyện nhà. Tại Việt Nam cũng chẳng hơn gì Trung Quốc. Chỉ cần tìm kiếm một vài công cụ về chó thì hàng loạt từ khóa trộm chó bị đánh chết, trộm chó bị đốt xe...mới thết hết được "lễ hội" thịt chó Việt Nam cũng đang diễn ra âm thầm.

Hồi đầu tháng 6/2013, CNN có loạt bài và hình ảnh về việc buôn bán chó trái phép từ Thái Lan về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thịt chó. Đoạn video có cảnh báo hình ảnh phả‌ּn cả‌ּm, và bài viết thì mô tả cảnh hàng chục con chó bị nhốt trong lồng chật cứng, thi thoảng cắn xé nhau vì chật chội.

Theo một nhà bảo vệ quyền động vật, mỗi năm có khoảng 200.000 con chó sống được chuyển trái phép từ Đông Bắc Thái Lan qua sông Mê kông tới các nhà hàng ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, người dân ăn thịt chó và coi đây là một món ăn truyền thống. Những nhà hàng đặc sản thịt chó mọc lên như nấm. Cũng chính vì việc ăn thịt chó diễn ra liên miên nên pháp luật nghiêm minh cũng phải chào thua với nạn cẩu tặc.

Câu chuyện gây xôn xao dư luận mới đây nhất là vào sáng ngày 10/6, hàng nghìn người dân Yên Thành, Nghệ An đã vay bắt hai tên cẩu tặc và đánh chúng bị trọng thương, khi cẩu tặc bị thương họ còn không tha cho nghi phạm con đường sống mà sẵn sàng đổi mang người lấy mạng con chó.

Một nghi phạm đã bị chết vì người dân quây lại không cho đường thoát thân để đi cấp cứu. Sau cái chết của nạn nhân ăn trộm chó như hồi chuông  cảnh báo người Việt nên từ bỏ món thịt chó. Không ăn thịt chó sẽ không còn nạn trộm chó và không còn câu chuyện đau thương vừa xảy ra ở Yên Thành, Nghệ An vừa qua.

Ở Việt Nam chưa có trang trại nuôi chó công nghiệp mà nguồn chó cung cấp cho hàng vạn nhà hàng thịt chó trong cả nước chủ yếu là từ nguồn chó nuôi từng hộ gia đình và nhập lậu từ biên giới. Nếu Việt Nam nghĩ đến sự tàn độc của con người với con chó, của con người với con người vì con chó thiết nghĩ chúng ta cũng nên bỏ món thịt chó. Khi đó, sẽ không còn cảnh người ta gửi thư đến cho chúng ta với khẩu hiệu "No to Dog meat".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật