Cẩn trọng khi cho trẻ xem phim 3D

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi xem phim thỏa thích, Hưng than thở với mẹ là thấy đau đầu, chóng mặt, mỏi mắt.
Cẩn trọng khi cho trẻ xem phim 3D
Trẻ em xem phim 3D nhiều sẽ mệt mỏi, giảm thị lực.

Nghỉ hè, Hưng, học sinh lớp 1 được bố mẹ thưởng cho hẳn một ngày đi chơi trò chơi tại siêu thị và xem phim 3D xả láng vì đạt danh hiệu học sinh giỏi. Vốn thích thể loại phim có hình ảnh, âm thanh sống động như thật nên Hưng đòi mẹ cho xem liền một lúc 3 phim. Sau khi xem phim thỏa thích, Hưng than thở với mẹ là thấy đau đầu, chóng mặt, mỏi mắt.

Tương tự như Hưng, bé Khánh Ly cũng rất thích thú khi được trải nghiệm cảm giác sống động với những hình ảnh trong phim 3D nên cô bé kỳ kèo bằng được mẹ cho xem thêm nốt một bộ phim nữa sau khi đã xem đến 4 phim. Chiều ý con gái, chị Hạnh ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho con xem đến khi cháu thấy mệt mỏi, uể oải mới dừng.
Theo bác sĩ Hoàng Cương, khoa Khám bệnh, BV Mắt Trung ương thì cảm giác này gặp phải là điều không tránh khỏi sau khi xem phim 3D-nhất là với những người xem trong thời gian quá lâu. 

Bác sĩ Cương cho biết, theo một số tài liệu khoa học trên mạng internet thì công nghệ làm phim 3D và kính đeo để xem phim (bản chất là kính phân cực) khiến cho con mắt mất đi bản chất tự nhiên của nó. Đó là có khả năng nhìn hội tụ vào một điểm và hợp nhất hai ảnh của mắt phải và mắt trái thành một hình duy nhất. Cụ thể, hai mắt có tiêu điểm và tiêu cự lệch nhau gây ra nhận thức hình ảnh khác nhau tùy theo khoảng cách. Hình ảnh không trải trên mặt phẳng như phim 2D mà lại ở cả trước và sau của màn hình. Cảm giác 3D chính là nhờ hiệu ứng này.

Các nghiên cứu cho thấy, có đến 25% người xem than phiền là họ bị mờ mắt, đau đầu, đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn sau khi xem phim 3D. Trên thực nghiệm cũng cho thấy mắt của người xem phim 3D liên tục phải điều tiết và quy tụ, dễ gây ra mệt mỏi thị giác.

Chính vì vậy, “với tư cách người cha, tôi không cho con mình xem hết một bộ phim 3D dài hàng tiếng đồng hồ vì con mắt của chúng hàng ngày đã quá mệt mỏi vì học hành, làm bài, xem ti vi, chơi game... Mặt khác, thần kinh của trẻ có vẻ quá phấn khích khi xem phim, sẽ không tốt cho não bộ của trẻ vốn đang rất cần tỉnh táo để tiếp thu kiến thức và học hành”-bác sĩ Cương chia sẻ. 

Còn ở dưới góc độ một bác sĩ chuyên khoa mắt, bác sĩ Cương cho biết, khi xem phim 3D mắt trẻ phải nhìn nhiều. Mà nhìn nhiều tất nhiên sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, sau đó là cận thị... Đây là điều không phảibàn cãi.

Mặc dù các bác sĩ nhãn khoa cũng như chính những nhà sản xuất phim 3D chưa đưa ra kết luận là không nên xem phim 3D vì còn chưa có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, hãng sản xuất game NITENDO cũng khuyến cáo trẻ dưới 6 tuổi không nên xem phim 3D do các em đang ở độ tuổi phát triển thị giác hai mắt. Xem phim 3D dễ làm lệch lạc diện quy tụ tĩnh của trẻ, ảnh hưởng đến thị giác sau này. 

Trước đó, tại Italya, Bộ Y tế nước này đã đưa ra thông báo về việc không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi xem phim 3D, đồng thời bắt buộc các nhà sản xuất kính 3D phải đưa thông tin về những cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng trong các sản phẩm của họ. Ngoài việc khuyến cáo về độ tuổi xem phim 3D, thông báo của Bộ Y tế Ý còn cho rằng người dùng chỉ nên xem một bộ phim 3D mỗi ngày; kính 3D phải được vệ sinh thường xuyên; người xem nếu cảm thấy khó chịu thì nên ngừng sử dụng. Các khuyến cáo này sẽ phải đi kèm trong hộp sản phẩm đựng kính 3D. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật