Kinh hoàng đá bẩn đội lốt đá sạch

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sử dụng nước giếng khoan để sản xuất đá viên, nền xưởng sản xuất nhớp nháp, bụi bặm, túi nilon đóng gói đá rải dưới nền xưởng, đá viên được để trên sàn nhà; nhân viên khô‌ּng mặ‌ּc bảo hộ, đeo găng tay; vệ sinh nhà xưởng chưa đảm bảo...
Kinh hoàng đá bẩn đội lốt đá sạch
Đoàn thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất nước đá tại Trung Văn.

Đây là những gì mà một cơ sở sản xuất đá sạch tại thôn Trung Văn, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm vi phạm và bị đình chỉ.

“Đá sạch” bẩn từ sản xuất đến tiêu thụ

Ngày 6/6, Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại 2 cơ sở sản xuất đá viên phục vụ giải khát tại thôn Trung Văn, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã tạm đình chỉ hoạt động xưởng đá viên Ngọc Hường tại số 85 đường Trung Văn, Từ Liêm do không đảm bảo các điều kiện ATVSTP. Tại thời điểm kiểm tra, nền xưởng sản xuất nhớp nháp, bụi bặm, túi nilon đóng gói đá rải dưới nền xưởng, đá viên được để trên sàn nhà; nhân viên không đeo găng tay; vệ sinh nhà xưởng chưa đảm bảo... ngay khu vực sản xuất, rác rưởi, đồ dùng cá nhân và quần áo của công nhân vứt bừa bộn khắp nơi. Đặc biệt, xưởng sản xuất đá viên được bố trí chung với kho hàng chứa dây nẹp, dây dán, dây in, khóa sắt... mà không hề có vách ngăn cách. Cơ sở này đã sử dụng nước giếng khoan, chỉ lọc thô qua lớp cát và đưa luôn vào sản xuất đá viên. Đá viên sau khi được sản xuất được chuyển vào phòng lạnh bên cạnh và chỉ được kê lên một tấm ván ngay sát mặt đất. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở sản xuất vắng mặt, nhân viên tại đây không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến hồ sơ pháp lý. Cũng theo ghi nhận của chúng tôi tại một cơ sở sản xuất đá sạch ở  xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thì toàn bộ quy trình từ lấy, lọc nước, làm lạnh, bảo quản rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ đều được thực hiện bằng “công nghệ bẩn”, với “nhiều không”. Nguồn nước sử dụng chủ yếu lấy từ nước giếng khoan được lọc sơ qua rồi đổ thẳng vào khuôn, làm lạnh; không che chắn, nhiều thiết bị được tận dụng lại, các khuôn làm đá gỉ sét, cáu bẩn... “Mặc dù lượng đá sản xuất ra siêu bẩn, mất vệ sinh, nhưng vì nhu cầu giải khát quá lớn, nên đá ra lò bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu”, một công nhân làm thuê ở đây đã tiết lộ với phóng viên như vậy.

Cái gọi là “đá sạch” không chỉ bẩn từ lò sản xuất mà bẩn đến cả quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chị Nguyễn Thị Huyền, một người dân bán trà đá tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình cho biết, đá viên chị lấy ở một cơ sở tư nhân giá chỉ 5.000 - 7.000đ/túi 5kg, gọi điện là họ mang đến tận nơi, thấy giá rẻ lại là đá viên thì lấy về bán kiếm lời, nhưng chị cũng chưa từng uống thứ nước đá này mà chỉ để bán cho khách. Chị Huyền còn bật mí, thậm chí nước pha vào trà đá cũng không dám uống đâu vì đấy là nước lã. Trong lúc nói chuyện với tôi, chị vừa lấy tay bốc đá cho vào cốc đưa khách uống, cũng đôi bàn tay ấy vừa nhặt mấy viên đá rơi xuống đất... cho đỡ phí. Tương tự lý giải như vậy, một số nhân viên quán bia hơi nằm ở khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì  cho biết, trời nóng, khách đông, làm thế nào nhanh nhất cho khách thì làm, chứ lấy thìa mà múc thì bao giờ được mấy viên đá...!?

Rước họa từ đá bẩn đội lốt đá sạch

Có lẽ câu chuyện về quy trình sản xuất “đá sạch” từ nước bẩn đã được nói đến nhiều và đá cũng trở thành thủ phạm gây bệnh cho người uống thì ai cũng biết, nhưng tâm lý mọi người là khuất mắt trông coi, hoặc tặc lưỡi cho qua để giải quyết cơn khát trước mắt. Lợi nhuận lớn từ cơ sở sản xuất nước đá không theo quy định đã đưa đến những mối lo ngại cho người tiêu dùng. Các chuyên gia y tế đã nhiều lần cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng nước uống từ đá bẩn đó là tiêu chảy, lỵ, ngộ độc... Nguy hiểm hơn là nước chưa được lọc để thải các hó‌a chấ‌t độc hại sẽ ảnh hưởng đến chức năng thanh lọc của c‌ơ th‌ể, gây biến chứng áp-xe gan, viêm đại tràng mạn tính, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây kích ứng dạ dày... Được biết, theo quy định, việc sản xuất đá tinh khiết phải đúng quy trình như: nguồn nước lấy từ độ sâu 90m, xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá, bồn đập nước đá, cối lạnh và gàu tải đá của hệ thống máy sản xuất đá viên tinh khiết đều bằng inox, không bị gỉ sét theo thời gian. Chu trình sản xuất nước đá khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với bàn tay con người. Tuy nhiên, với những tiêu chí khắt khe này, không phải cơ sở sản xuất nước đá viên tinh khiết nào cũng đáp ứng đầy đủ, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ, đầu tư thấp. Một túi đá viên “sạch” chỉ có giá vài nghìn đồng và với đá cây còn rẻ hơn. Ai dám chắc những túi đá được ghi là tinh khiết sẽ sạch? Với quy định về việc sản xuất đá tinh khiết, quy mô đầu tư như trên thì liệu có những túi đá sạch với giá rẻ bất ngờ như vậy không? Bên cạnh đó, có người bán hàng nào lại đi mua đá với giá đắt hơn để lợi nhuận thấp đi trong khi người tiêu dùng thì không cần quan tâm đến chất lượng?!

Một cơ sở sản xuất đá viên vi phạm ATVSTP.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật