Công chức Trung Quốc làm thêm trên vỉa hè

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kinh tế khó khăn khiến nhiều nhân viên văn phòng Trung Quốc quyết định mở cửa hàng kiếm thêm trên đường phố, sau 8 tiếng làm việc gần như liên tục ở công sở.
Công chức Trung Quốc làm thêm trên vỉa hè
Hình ảnh các nhân viên văn phòng mở hàng trên đường phố sau giờ làm việc đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.

Ông Wu, quê ở Hà Nam, Trung Quốc, đã sống và làm việc tại Thâm Quyến suốt 15 năm qua. Hiện tại, ông chuyên gia kỹ thuật và quản lý phát triển của một công ty có tiếng. Mặc dù nhận được hơn 10.000 tệ (khoảng 1.629 USD) mỗi tháng, nhưng Wu vẫn tìm cách kiếm thêm bằng một gian hàng nhỏ trên đường phố.

"Cứ đêm xuống là con phố trước cửa nhà của tôi lại đầy ắp các cửa hàng buôn bán. Khách đến rất đông, nên tôi bàn với vợ chuyển sang kinh doanh một thứ gì đó để tăng thêm thu nhập", ông Wu nói về gian hàng quần áo, đồ ăn nhẹ và trái cây các loại của gia đình.

"Khi việc làm ăn thuận lợi, tôi có thể kiếm được từ 5.000 tới 6.000 tệ (tương đương 977,4 USD) một tháng", ông cho biết.

Cũng theo ông Wu, ở Thâm Quyến, việc một nhân viên văn phòng chuyển sang buôn bán sau giờ làm việc là điều hết sức phổ biến. "Không ai cảm thấy e ngại khi nói về việc đó", ông nói.

Xu hướng này không chỉ nổi lên ở Thâm Quyến, mà còn lan đến rất nhiều thành phố khác trên khắp Trung Quốc. Sun Jingjing, một nhân viên lễ tân ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, cho biết việc mở một cửa hàng kinh doanh riêng là niềm đam mê của cô.

"Là bà chủ, tôi có thể tùy chọn mặt hàng và quyết định giá cả. Điều đó thật tuyệt", Sun nói.

Cũng giống Sun, nhiều viên chức trẻ coi việc kinh doanh ngoài giờ làm việc là cách để theo đuổi đam mê, ước mơ của riêng mình, hoặc đơn giản là để thử thách bản thân.

Nhưng với những người đứng tuổi như ông Wu, việc kinh doanh lại vì một lý do hoàn toàn khác.

"Một căn nhà trị giá hàng triệu USD. Tiền thuê nhà cũng đắt không kém", Wu cho biết, nói thêm rằng ông còn phải lo liệu tiền sinh hoạt cho cả gia đình và chi phí ăn học của con trai. "Cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu tôi chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất."

Nhưng việc kinh doanh không chỉ đơn giản là mở cửa hàng ra và đếm tiền. "Tôi không có ngày nghỉ, bởi nguồn hàng ở rất xa", ông Wu cho hay.

Ngay cả Sun, người coi kinh doanh là công cụ để thỏa mãn đam mê, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Việc buôn bán không còn phát đạt như trước, vì ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, Sun còn không có cả thời gian để nghỉ ngơi hay làm đẹp. Tuy vậy, cô vẫn khẳng định:"Tôi sẽ không từ bỏ giấc mơ trở thành doanh nhân".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật