Lạm phát và kích cầu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thực trạng khó khăn của kinh tế Việt Nam đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra tại nghị trường cũng như chủ đề được nhiều chuyên gia kinh tế bàn luận.
Lạm phát và kích cầu
Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và chính sách (VEPR), kinh tế Việt Nam giống như cỗ xe nặng nề đang chậm chạp đi vào tương lai trên con đường gập ghềnh. Khi năm 2013 kết thúc, cũng là thời điểm đánh dấu giai đoạn 6 năm (2008-2013) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong quãng thời gian này, nền kinh tế chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,8%/năm và lạm phát bình quân 11,5%/năm, so với mức tăng trưởng trung bình 7,8%/năm và lạm phát 7,35%/năm trong giai đoạn 6 năm trước đó (2002-2007). Rõ ràng nền kinh tế nước ta đang trải qua những năm tháng có cơ hội tăng trưởng nhanh đi liền với cải cách kinh tế đã bị bỏ lỡ.

Trong 5 năm qua, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới cùng những khó khăn, bất ổn kinh tế trong nước, đã đặt ra thách thức to lớn và yêu cầu cải cách mãnh liệt. Nhiều chương trình, chính sách đã được ban hành, đặc biệt chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Nhưng thời gian cứ trôi qua và xã hội ngày càng hoài nghi về khả năng liệu có thể thực hiện được những ý tưởng cải cách, đổi mới nền kinh tế trong thực tế.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng một trong những nguyên nhân 4 tháng đầu năm số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 16,9%, sức cầu yếu... là do hạn chế đầu tư công để kiềm chế lạm phát, đã dẫn đến hệ lụy hàng tồn kho tăng, sức mua giảm, tăng trưởng tín dụng chậm, thất nghiệp tăng.

Nhiều dự án công trình đã được triển khai phải tạm dừng, đình hoãn gây lãng phí đầu tư và bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng sau nhiều đợt giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn kém. Điều đó thể hiện tổng cầu của nền kinh tế đang rất yếu, sức mua xã hội cạn kiệt. Vì thế, điều quan trọng hiện nay là khai thông nguồn vốn tín dụng hướng vào tổng cầu và sức mua của nền kinh tế.

Để thực thi mục tiêu tăng tổng cầu, giải pháp quan trọng cần tính tới là tăng đầu tư công, chi tiêu công như một cú hích để kích tổng cầu trong giai đoạn trước mắt. Cùng với đó tăng phát hành trái phiếu chính phủ để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản hàng chục ngàn tỷ đồng hiện nay, ưu tiên ứng vốn để hoàn thành các công trình thiết yếu đang xây dựng dở dang bằng vốn ngân sách.

Đây có thể là quyết định khó khăn nhưng lại là biện pháp cần thiết, bởi thực tế hiện nay chính sách thắt chặt chi tiêu từ Chính phủ và người dân cũng như những khó khăn trong xuất khẩu, đã đưa đến nhiều hệ lụy trong nền kinh tế. Đó là niềm tin sụt giảm trong doanh nghiệp và người tiêu dùng, khiến hàng tồn kho không cải thiện. Bản chất nền kinh tế là tiêu dùng và với thực trạng hiện nay, nếu không có giải pháp kíc‌h thí‌ch, kinh tế khó có thể phát triển.

Vấn đề đặt ra, nếu kíc‌h thí‌ch bằng đầu tư từ Chính phủ thiếu hiệu quả có gây ra lạm phát? Trên thực tế trong hoàn cảnh hiện nay, Nhà nước cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, những dự án sắp hoàn thành, cũng như lựa chọn các dự án có tính lan tỏa cao để đốc thúc tăng tổng cầu.

Đây được coi là giải pháp thiết thực trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý vẫn phải kiên trì nhưng hợp lý và linh hoạt. Và đặc biệt, khi bóng ma lạm phát vẫn đeo đuổi và ám ảnh nền kinh tế đất nước, kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần sự kích hoạt tăng trưởng.

Những dự án công trình đã đạt xấp xỉ 80% khối lượng nên được tiếp tục đầu tư để hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các dự án quan trọng có tính chiến lược phục vụ sát sườn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cần mạnh dạn đầu tư. Những khoản nợ của Nhà nước, của doanh nghiệp trong các công trình đang thi công dang dở cần được giải ngân càng sớm càng tốt.

Về trung và dài hạn, Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, khôi phục niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư. Nếu kết hợp được 2 yếu tố này một cách nhuần nhuyễn, nghệ thuật nước ta  sẽ không bị rơi vào vòng xoáy hết lạm phát rồi suy giảm, hết suy giảm lại tới lạm phát.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật