Màu sắc chính trị thực dụng của ông Obama?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Benghazi, Sở thuế và Hãng AP là ba vụ bê bối đang bị Quốc hội Mỹ điều tra để xem chính quyền đương nhiệm có nói dối cử tri và theo dõi người dân trong nước hay không.
Màu sắc chính trị thực dụng của ông Obama?
Douglas Shulman điều trần trước quốc hội Mỹ

Ngày 23.5 (giờ Việt Nam), cuộc điều trần lần thứ ba của cựu Giám đốc Sở thuế liên bang (IRS) Douglas Shulman trước Quốc hội Mỹ chưa mang lại điều gì tốt lành. Lãnh đạo khối thiểu số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell vẫn tố cáo hành pháp thiếu minh bạch. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa vẫn yêu cầu tiếp tục mở rộng các cuộc điều tra về IRS và đòi đích thân ông Obama phải đứng ra xin lỗi quốc dân về bê bối này. Liệu Tổng thống Barack Obama có phải đối mặt với một vụ Watergate 2 hay không? Có vẻ như ông đang theo chính sách thực dụng (realpolitik) thời Nixon - Kissinger.

Ba trong một

Các xì-căng-đan đang lần lượt "đốt nóng" chính trường Mỹ đâu chỉ có IRS mà còn là cuộc tấn công ở Benghazi và việc nghe lén điện thoại tại hãng AP. Tất cả đều là những câu chuyện cũ mèm từ năm 2012. Đúng dịp kỷ niệm 11.9 năm ngoái, ban vận động cho Obama đang khoe thành tích chống khủ‌ng b‌ố thì tòa Lãnh sự Mỹ tại Benghazi (Pakistan) bị tấn công. Cuộc điều tra tiết lộ là báo cáo đầu tiên của CIA bị Bộ Ngoại giao sửa đi sửa lại nhiều lần, gạt bỏ mọi danh từ và câu chữ về "Al Qaeda" hay "khủ‌ng b‌ố" để kết luận là CIA không biết rõ ai là thủ phạm. Trước đây, Nhà Trắng khẳng định báo cáo chỉ bị sửa đúng có một lần và một chữ, từ "Tòa Lãnh sự" sửa thành "Cơ sở Ngoại giao". Bây giờ hóa ra sửa nát đến hai chục lần. Việc chính quyền khỏa lấp chuyện khủ‌ng b‌ố tấn công đã rõ như ban ngày


Câu chuyện thứ hai là dùng IRS để "kìm chân" đối thủ trong thời gian vận động tranh cử. Điều tra giờ đây cho thấy, các địa phương đã hành động theo lệnh từ trung ương. Đơn từ các tổ chức đối lập bị IRS ngâm tôm cả năm trời mà vẫn không được cấp phép. Thật ra, chuyện cấp phép chẳng liên hệ gì đến thuế má. Quy chế này chỉ cho phép không phải công bố danh sách những người đóng góp tiền gây quỹ. Một khi không được hưởng quy chế thì phải công khai hết tên các nhà tài trợ. Nhiều ông to bà lớn vì vậy đã không dám bỏ tiền ra, sợ Sở thuế theo dõi. Trong khi các tổ chức ủng hộ Obama được cấp phép chỉ trong vài ngày, khiến tha hồ thu tiền mà không phải công bố tên ai hết. Ông Romney như vậy là đã bị IRS "kìm chân" để cho ông Obama chạy nhanh hơn.

Trái bom IRS vừa nổ, khói chưa kịp tan, thì trái bom AP bật tung. AP là cơ quan thông tấn as‌sociated Press, thuộc hãng thông tấn lớn nhất thế giới, loan tin khoảng hai chục ký giả và nhân viên Ban Biên tập đã bị Bộ Tư pháp lén lấy danh sách tất cả các cuộc điện đàm của họ trong suốt hai tháng trời hồi giữa năm 2012, một hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do báo chí. AP cho biết việc này rất nguy hại, vì trong danh sách đó, có rất nhiều số điện thoại của những người đã là nguồn cung cấp tin cho AP, cũng như số của các viên chức chính quyền, các vị dân biểu, nghị sĩ, mà AP có trách nhiệm phải bảo mật tuyệt đối cho họ.

Rút về thế thủ?

Ngày xưa ông Nixon từng đối diện với vụ Watergate ít tháng trước khi tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai, phải loay hoay tìm cách nói dối trong khi truyền thông bị hớp hồn bởi mùa tranh cử. Chỉ sau khi Nixon đã đắc cử thì truyền thông mới khui lại câu chuyện nghe trộm điện thoại. Ngày nay, vụ khủ‌ng b‌ố tấn công giết chết đại sứ Mỹ tại Libya cũng xảy ra vài tháng trước ngày bầu cử, chẳng mấy ai để ý. Bây giờ mọi người mới xúm lại, truyền thông khai thác triệt để, anh nào cũng đổ xô đi tìm "sự thật", xem ông Obama có khỏa lấp điều gì không. Tuy vẫn còn sự khác biệt so với vụ Watergate: ngày xưa, đích thân Nixon ra lệnh cho IRS, trong khi ngày nay, chưa rõ vai trò của ông Obama trong các vụ này thế nào!

Ông Barack Obama sử dụng nhiều chiêu trò không sạch để tái đắc cử Tổng thống Mỹ?


Một bộ phận dư luận cho rằng chính quyền đã cố ý che dấu những vụ việc nói trên trong thời gian ông Obama tái tranh cử. Ngoại trưởng Hillary liều thân "cứu chúa", nhận trách nhiệm về mình trong vụ Benghazi để Obama tái đắc cử. Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder đang biện minh việc theo dõi các nhà báo là một "vấn đề nghiêm cẩn" liên quan đến sự an nguy của nước Mỹ. Tuy nhiên, các dân biểu, nghị sĩ Cộng hoà thì thấy bên trên, đằng sau những câu chuyện này còn có một người phải chịu trách nhiệm cao hơn, đó là Tổng thống Obama, nên đã cho khui lại cả ba hồ sơ. Truyền hình ABC tuần trước nói toạc ra rằng, điều trần của các viên chức trước các ủy ban của Quốc hội là do Bộ Ngoại giao, Phủ Tổng thống của chính phủ Obama "gạ bài".

Ông Obama đã tuyên bố "điều mà người ta tiếp tục bàn luận, thực tình mà nói, có nhiều việc phải xem xét các động cơ chính trị đằng sau". Ba vụ tai tiếng không những làm ông nhức đầu giải trình trước Quốc hội và báo chí mà còn phải áp dụng biện pháp chế tài đối với một số giới chức, càng làm mất lòng "quần thần" bên dưới. Dường như ông Obama đang phải rút về thế thủ, bị động phòng ngự thay vì tấn công đối lập, vào một thời điểm rất quan trọng, không còn bao lâu nữa là tới ngày bầu cử một phần ba Thượng viện và bốn trăm mấy chục dân biểu Hạ viện. Nếu không chặn được "đám cháy" lan rộng, một Hạ viện với đa số hiện thời thuộc Cộng hoà hoàn toàn có thể biến ông Obama thành "tổng thống vịt què" không phải trong nửa nhiệm kỳ, mà ngay vào đầu nhiệm kỳ thứ hai vừa khởi động.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật