Huyền bí hiện tượng ‘tri giác siêu cảm’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nicholson Hilton đã dựa vào sự suy đoán không tưởng để có được khách sạn và những thành công khiến nhiều người thấy khó mà tin được.
Huyền bí hiện tượng ‘tri giác siêu cảm’
Nhiều người quyết định việc trọng đại bằng dự cảm. Ảnh minh họa

Quyết định việc trọng đại bằng… dự cảm

Tri giác là quá trình tâm lý một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Tri giác siêu cảm chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan. Một số tài liệu còn ghi lại câu chuyện của một số nhân vật nổi tiếng thường xuyên quyết định những việc trọng đại bằng dự cảm. Họ thường không vắt óc suy nghĩ khi đứng trước sự việc đòi hỏi phải có quyết sách đúng đắn.

Nicholson Hilton người sáng lập khách sạn Hilton nổi tiếng từng công khai, phương pháp giải quyết công việc: "Khi tôi gặp vấn đề, liền suy đi tính lại, dự đoán, đặt kế hoạch. Nhưng khi đã đem hết sức mà không giải quyết được thì trái lại, tôi biết phải làm như thế nào. Tôi liền tập trung tinh lực lắng nghe trái tim tĩnh lặng của mình. Khi nghe thấy tiếng "ca-ta" thì tôi cảm thấy chính là đáp án chính xác nhất". Nicholson Hilton đã dựa vào sự suy đoán không tưởng để có được khách sạn và những thành công khiến nhiều người thấy khó mà tin được.
Không chỉ có Hilton, người sáng lập công ty xe hơi thông dụng Mỹ Uy-liêm Tun-tơ cũng thường đưa ra quyết định từ dự cảm. Sên Flây-đơ-Xlông nói về ông Tun-tơ: "Theo tôi biết, khi thấy có chút nhạ‌y cả‌m, ông ta thường làm việc theo cảm giác. Ông ta cho rằng không cần thiết phải đi thu thập luận cứ, mà luôn dựa vào dự cảm để đưa ra quyết định".

Thêm một câu chuyện có liên quan đến tri giác siêu cảm xảy ra giữa các vua dầu lửa làm cho mọi người cảm thấy rất hứng thú. Câu chuyện được ghi lại trong cuốn "Bí ẩn về sự sống loài người": Năm 1969, có hai tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ đã dùng phương thức bỏ phiếu kín để cạnh tranh quyền khoan dầu trên một vùng đất có diện tích 6,4km2 - vùng vịnh biển Alaska của Mỹ. Thực tế sau này đã chứng minh, trữ lượng dầu lửa ở vùng này rất phong phú, tuy nhiên giá trị ấy lại không có một người nào biết.

Tham gia cạnh tranh là hai tập đoàn Mê-phơ Phi-ri-pu-xơ ở bang California và tập đoàn Gơ-ti Hơt-xơ, người phụ trách tập đoàn Gơ-ti đột nhiên dự cảm được nếu theo nguyên giá sẽ không thể chiến thắng. Ngay lập tức, ông nâng mức giá phiếu lên 72 triệu 30 vạn USD. Tập đoàn Gơ-ti đã chiến thắng, và chỉ cần dùng 20 vạn USD để mua được vùng đất có giá trị.
Những cuộc tranh luận gay gắt về tri giác siêu cảm

Từ thế kỷ 20, cùng với việc nghiên cứu các hiện tượng bí ẩn của con người, hiện tượng tri giác siêu cảm cũng ngày càng được chú ý. Từ đó, cũng xuất hiện không ít cuộc tranh luận, loài người có tri giác siêu cảm hay không?

Tiến sĩ Rai-ăng của Mỹ là người sáng lập bộ môn nghiên cứu tri giác siêu cảm hiện đại. Năm 1934, ông công bố bài viết "Tri giác siêu cảm" với một phần kết quả thực nghiệm có liên quan đến tri giác siêu cảm, bao gồm năng lực cảm ứng tâm linh, năng lực dự cảm và thị giác siêu cự li.

Bài viết của tiến sĩ Rai-ăng đã tạo được sự hứng thú trong giới khoa học, đồng thời kết quả thực nghiệm của tiến sĩ cũng châm ngòi cho một cuộc tranh luận sôi nổi. Thậm chí, có nhiều học giả công kích gay gắt, phản đối kịch liệt việc nghiên cứu siêu cảm. Nhà tâm lý học nổi tiếng của Anh Han-xen là một ví dụ, ông viết trong cuốn sách "Tri giác siêu cảm: Sự phê bình trong khoa học" rằng: "Nếu có những nhân tố ngoài sự trùng hợp nào đó gây tác dụng thì chỉ có thể là lừa bịp".

Hiện tượng tri giác siêu cảm ngày càng được chú ý. Ảnh minh họa: Internet.



Sau đó, trong giới khoa học có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phải tiến hành thực nghiệm lại. Vậy là kết quả thực nghiệm mà Rai-ăng tuyên bố đã làm cho việc nghiên cứu siêu cảm ở trong và ngoài nước Mỹ không ngừng tăng mạnh. Phương pháp và bước đi trong thực nghiệm cũng lại dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt.

Kết quả thực nghiệm cũng có người nói giống như Rai-ăng, cũng có người nói hoàn toàn khác. Bản thân tiến sĩ Rai-ăng cũng không ngừng làm đi làm lại các thực nghiệm của mình, và kết quả khi thì thành công, khi khác lại thất bại. Ông đã nghiên cứu về tri giác siêu cảm trong suốt 30 năm trong khi các nhà khoa học khác phớt lờ hoặc là phản đối.

Năm 1971, theo kiến nghị của nhà nhân loại học Mỹ Mác-gơ-rít Mi-đơ, "Hiệp hội xúc tiến Khoa học Mỹ" đã chính thức kết nạp "Hiệp hội Tâm linh học Mỹ" làm tổ chức thuộc Hiệp hội khoa học. Tuy nhiên, tiến sĩ Rai-ăng không phải là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu siêu cảm trong  phòng thí nghiệm. Li-cớt ở Paris (Pháp), Cu-pơ ở đại học Stanford (Mỹ), Ê-sta Bô-rô-cớt ở Đại học Harvard… đều đã nghiên cứu hiện tượng siêu cảm.

Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong việc nghiên cứu tri giác siêu cảm, tuy nhiên, nghiên cứu siêu cảm chưa được giới khoa học truyền thống thừa nhận. Theo tinh thần cơ bản của khoa học, bất kỳ một học thuyết khoa học cơ bản nào cũng vừa phải có những sự thực đanh thép vừa phải tìm ra phương pháp giải thích sự thực đó. Các nhà khoa học cho rằng chướng ngại lớn nhất hiện nay không phải là cuộc tranh luận về phương pháp thực nghiệm, cũng không phải hoài nghi đây là hành vi lừa dối, mà ở chỗ nghiên cứu siêu cảm, không có biện pháp phát triển thành một học thuyết lý luận nghiêm chỉnh, đáng tin để giải thích một số hiện tượng hình như vượt quá quan niệm không gian và thời gian hiện có của chúng ta.

Khoảng 100 năm trước, giáo sư Li-cớt - một nhà sin‌ּh l‌ּý học cũng có những lời bình được đánh giá là đúng mực nhất đối với hiện tượng siêu cảm: "Tôi tuyệt đối không nói đây là khả năng, tôi chỉ nói thực sự có chuyện đó".

Đến nay, các nhà khoa học hiện đại, nhất là các nhà tâm lý học đã tiến hành không ít những nghiên cứu về vấn đề này, nhưng vẫn không có kết luận chắc chắn. Hiện tượng tri giác siêu cảm vẫn là bí ẩn làm con người lúng túng nhiều năm nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật