Thế lính Hoàng Sa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoàng Sa trời nước mênh mông Người đi thì có mà không thấy về Hoàng Sa mây nước bốn bề Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa
Thế lính Hoàng Sa
Đoàn thuyền lễ và hình nhân thế mạng ra khơi
Tôi đã từng nhiều lần đọc đi đọc lại những câu thơ này, nhưng khi ngồi trong Âm Linh tự (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vào sáng 19 tháng ba (âm lịch) vừa qua, trực tiếp nghe 4 câu thơ ấy vang lên từ chất giọng nằng nặng của người Quảng Ngãi, tự nhiên khóe mắt cay xè. Hình ảnh những hùng binh của Hải đội Hoàng Sa từ 3, 4 thế kỷ trước như ẩn hiện đâu đây, khi những tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn… đang sửa biện những bài vị, mâm lễ, những nghi thức thành kính tế lính Hoàng Sa, là một cách biểu thị lòng tri ân những hùng binh đã vâng lệnh triều đình ra Hoàng Sa, Trường Sa mà không trở về.
Dâng chúc văn tại Lễ tế
Sử liệu ghi rằng, đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17, đầu thời chúa Nguyễn đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long cũng đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và cả Trường Sa đo đạc thủy trình. Nhà Nguyễn cũng cho lập các đội thủy quân để cùng với đội Hoàng Sa và đội Quế Hương đi Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thuỷ trình, lập bản đồ… Đặc biệt vào thời vua Minh Mạng, với những Cai đội, Chánh thủy quân suất đội nổi tiếng như Chánh Thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (1836), Chánh Thủy quân suất đội Phạm Văn Biện...
Từ nhiều năm nay, cứ vào quãng tháng hai, tháng ba âm lịch, các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn đều tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa – một lễ cúng đầy ân tình và bi tráng. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã trở thành lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi, gắn liền với tâm thức của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm nay, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ VH-TT&DL trao bằng Di sản Phi vật thể quốc gia. Vì vậy, đây là lần đầu tiên lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, thu hút rất đông du khách ở trong và ngoài nước.
Đưa thuyền và hình nhân thế mạng tái hiện lại
hình ảnh các hùng binh năm xưa, thả xuống biển.
Trên mỗi chiếc thuyền này có đầy đủ cau trầu, rượu, thịt gà…
Mâm cỗ cúng các hùng binh Hoàng Sa
Hát bả trạo ngợi ca tinh thần yêu nước
của những hùng binh Hoàng Sa
"Ốc u đã thổi lên rồi, tiễn đưa cha xuống dưới thuyền vươn khơi,
cha đi giữ biển trời Hoàng Sa...”  Trong ảnh,
nghệ nhân Võ Chú và con ốc u gắn bó gần 70 năm trong Lễ tế…
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật