“Mang chuông đi đánh xứ người”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
VĐV thể dục dụng cụ (TDDC) Phạm Phước Hưng vừa giành HCV tại giải TDDC thế giới Challenge cup cách đây 3 ngày ở Slovenia khiến nhiều người bất ngờ bởi nam VĐV của Việt Nam không được đánh giá cao. Đúng một tháng trước, cô gái vàng của TDDC Việt Nam - Phan Thị Hà Thanh cũng giành HCV ở hệ thống thi đấu Challenge cup.
“Mang chuông đi đánh xứ người”
Phan Thị Hà Thanh liên tục giành được những tấm HCV cấp châu lục và thế giới khi cởi bỏ được áp lực

Nhưng trong số những HCV của thể thao đỉnh cao Việt Nam từ đầu năm đến nay, ấn tượng nhất chính là HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở cúp bắn súng thế giới. Khi đi thi đấu không áp lực, không được giao chỉ tiêu, các VĐV Việt Nam thường mang về những tin vui ngỡ ngàng.

Áp lực thành tích

Tại những sân chơi mà thể thao Việt Nam (TTVN) xác định là trọng điểm như SEA Games hay ASIAD (Á vận hội) mỗi khi đoàn TTVN lên đường họ đều được giao chỉ tiêu huy chương. Chỉ tiêu ấy được áp vào từng môn, đến từng nội dung và thậm chí các VĐV nằm trong “quy hoạch” huy chương cũng được lên khung rất rõ ràng.

Khi đã nhận chỉ tiêu HCV, các VĐV sẽ phải chiến đấu cùng lúc với nhiều áp lực. Ngoài áp lực nâng cao chuyên môn, khi lên sàn đấu, họ còn phải đứng trước một “nghĩa vụ có huy chương” được đoàn thể thao giao cho.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang cho rằng: “Nếu không có chỉ tiêu, TTVN khó có thể hoàn thành mục tiêu về thứ hạng tại các kỳ đại hội thể thao. Tất nhiên, trong tính toán huy chương cũng sẽ có những sai số. Nhiệm vụ của những nhà quản lý thể thao đỉnh cao là phải tính toán sát với thực tế nhất”. Ở các kỳ SEA Games, hầu như TTVN luôn “vượt chỉ tiêu đề ra” về mặt huy chương và thậm chí là thứ hạng trong khu vực. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, sở dĩ chúng ta luôn vượt chỉ tiêu ở SEA Games vì đây là “sân chơi số 1” của TTVN và chúng ta đầu tư rất mạnh. Hơn nữa, các môn thi, nội dung thi ở SEA Games cũng không phải môn nào cũng có cạnh tranh gắt gao và Việt Nam cũng không phải đối đầu với những đối thủ lớn.

Tuy nhiên, khi ra đến sân chơi châu lục thì TTVN gặp ngay vấn đề với những “tính toán chi tiết” của mình. Có những kỳ Á vận hội, TTVN chỉ hoàn thành 1/6 chỉ tiêu huy chương. Cụ thể là ở kỳ Á vận hội 16 năm 2010 tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc), TTVN đặt nhiệm vụ có từ 4-6 HCV nhưng cuối cùng chỉ có 1 HCV. Tại Olympic London 2012, TTVN đặt mục tiêu “phấn đấu có huy chương” nhưng cuối cùng lại trắng tay. Ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng: “Áp lực thành tích luôn đè nặng lên mỗi VĐV Việt Nam khi thi đấu ở các đại hội thể thao. Sân chơi càng lớn thì áp lực càng nhiều và không phải lúc nào VĐV của chúng ta cũng cởi bỏ được những áp lực đó”.

Những bài học đau đớn

Lý giải nguyên nhân khiến nhiều VĐV thành tích cao của Việt Nam liên tục gặt hái được những HCV ở các giải đấu quốc tế lớn, ông Minh nói: “Đó là những giải cũng quy tụ được nhiều VĐV giỏi, tầm cỡ nhưng thi những giải ấy VĐV Việt Nam không bị giao chỉ tiêu. Họ chỉ có nhiệm vụ phải thi đấu hết mình để cọ xát và nâng cao trình độ”.

Cởi bỏ được áp lực, ở nhiều sân chơi thế giới, VĐV Việt Nam đã chứng tỏ được trình độ của mình không hề thua kém các đối thủ hàng đầu. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Vĩnh Giang: “Trình độ ở nhiều môn như TDDC, bắn súng, có những VĐV Việt Nam đã tiệm cận đẳng cấp thế giới tuy nhiên bản lĩnh thi đấu, tâm lý khi bước lên sàn đấu thì VĐV Việt Nam vẫn thua nhiều đối thủ”.

Bằng chứng là nữ hoàng TDDC Việt Nam Phan Thị Hà Thanh khi thi đấu ở Olympic đã không thể hiện được gì. Trong khi đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở London năm ngoái đã chạm tay được vào tấm HCĐ nhưng cuối cùng vẫn đánh rơi một cách đầy tiếc nuối. Tâm lý của VĐV Việt Nam yếu tới mức chỉ cần có một tác động nhỏ là họ dễ đánh mất tất cả. Ông Hoàng Vĩnh Giang lấy dẫn chứng: “VĐV Trần Lê Quốc Toàn đánh mất huy chương ở Olympic vừa rồi là do… tiếng cổ vũ quá to của một cổ động viên tại nhà thi đấu. Khi Toàn đang nỗ lực nâng mức tạ quyết định thì người ta lại hô: “Việt Nam vô địch!” thế là Toàn làm hỏng”.

Việc đổ lỗi cho tiếng reo hò cổ vũ khiến VĐV đánh mất mình là cách lý giải cho thất bại khá lạ lùng. Những chuyện “mang chuông đi đánh xứ người” của TTVN vẫn không thoát được những quy luật khắc nghiệt của thành tích - chỉ tiêu -áp lực. Hà Thanh, Xuân Vinh giành được những HCV thế giới cũng rất danh giá là nhờ khi họ lên đường không ai quan tâm đến họ và cũng không biết họ đi thi.

Với SEA Games thì khác, không có huy chương nghĩa là thất bại, mất tất cả. Đôi khi tấm huy chương SEA Games với VĐV Việt Nam còn là danh dự. VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn từng giành được HCB tại Olympic Bắc Kinh 2008 nhưng lại trắng tay ở “ao làng” SEA Games 2009 vì áp lực. Khi thua đau và gục ngã trên sàn đấu, Tuấn đã đau đớn thốt lên: “Tôi đã không chiến thắng được áp lực nên đã tự thua chính mình chứ không phải thua đối thủ”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật