Triển vọng kinh tế của Anh, Pháp, Đức suy giảm

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số liệu của Markit Economics hôm 24/4 cho biết, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của eurozone tăng từ 46,4 điểm lên 46,6 điểm trong tháng 4. Tuy số liệu này vẫn thấp hơn mức 50 điểm nhưng phù hợp với dự báo của các chuyên gia.
Triển vọng kinh tế của Anh, Pháp, Đức suy giảm
Anh, Pháp, Đức

Tuy nhiên, sản xuất của eurozone trong tháng 4 giảm từ 46,8 điểm xuống 46,5 điểm, mức thấp nhất năm 2013. Các đơn đặt hàng mới giảm từ 45,3 điểm xuống 44,9 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 12. Chỉ số PMI tổng hợp của eurozone trong tháng 4 vẫn ở mức 46,5 điểm.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm mạnh trong tháng 4. Theo Markit Economics, chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất của Đức giảm mạnh từ 49 điểm xuống 47,9 điểm trong tháng 4, thấp hơn mức dự báo 49 điểm của các chuyên gia.

Markit cũng cảnh báo sự suy giảm hoạt động kinh doanh của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu báo hiệu suy thoái kinh tế khu vực này đã tới đáy.

Anh bị hạ tín nhiệm

Kinh tế các nước khu vực eurozone tăng trưởng chậm trong quý IV/2012 bởi những bất ổn chính trị tại Italia và khủng hoảng Cyprus. Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi chính sách tiền tệ tích cực.

Theo Chris Williamson, kinh tế trưởng tại Markit, trước đây Markit dự báo Đức sẽ tăng trưởng trong khi các nước khác trì trệ đặc biệt là Tây Ban Nha, Ý và Pháp. Tuy nhiên, dường như các dự báo đối lập với sự suy giảm của Đức và điều này sẽ là một thách thức với tăng trưởng khu vực eurozone.

Williamson cho biết các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp vào tuần tới để quyết định chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, Fitch vừa hạ xếp hạng tín nhiệm của Anh từ AAA xuống AA+, tuy nhiên, nâng triển vọng xếp hạng lên ổn định. Giải thích về động thái này, Fitch cho biết, triển vọng kinh tế và tài khóa của Anh đang bị yếu đi.

Quyết định hạ xếp hạng tín nhiệm trên của Fitch đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne lên tiếng bảo vệ kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

Hồi tháng 2, Moodys là hãng xếp hạng đầu tiên hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Anh, tuy nhiên đầu tháng này, Standard & Poors tuyên bố giữ nguyên xếp hạng AAA của Anh.

Về tình hình kinh tế Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng của nước này từ 1% xuống còn 0,7% trong năm 2013.

Theo JPMorgan, một trong 21 ngân hàng giao dịch trực tiếp với cơ quan quản lý nợ công của Anh cho rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể kíc‌h thí‌ch kinh tế bằng cách thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (QE) bổ sung 80 tỷ bảng (122 tỷ USD) mua trái phiếu.

"Ngân hàng Trung ương Anh cần làm gì đó trong bối cảnh kinh tế eurozone đi xuống và những gì mà chúng tôi thấy tại Anh đó là kinh tế không phục hồi đáng kể", chiến lược gia về đầu tư trái phiếu tại JPMorgan, Francis Diamond nói.

Pháp cần giảm thâm hụt

Ngoài ra, ngày 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra lời nhắc nhở đối với nền kinh tế ảm đạm của Pháp, được dự báo suy thoái trong năm 2013 cùng Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. IMF dự báo GDP của Pháp năm nay sẽ giảm 0,1%. Triển vọng kinh tế xấu đi không chỉ nhắc ông Hollande nhớ lại lời hứa của chính phủ về giảm thâm hụt, mà còn đặt ra thách thức với cuộc đấu tranh chính trị nội bộ xung quanh câu hỏi làm thế nào để quản lý nền tài chính công của mình?

Bất chấp những lời nhắc nhở từ IMF, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici vẫn dự báo lạc quan về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Pháp là 0,1% trong năm 2013 và 1,2% trong năm 2014. Ông khẳng định điều này vào hôm 17/4 trong chương trình ổn định kinh tế Pháp và sẽ trình lên Ủy ban châu Âu (EC) vào cuối tháng này.

Nền kinh tế đã bị đè nén bởi chính sách củng cố tài chính. Biểu hiện cụ thể là sự ép buộc nhu cầu trong nước giảm xuống (động cơ truyền thống của tăng trưởng kinh tế Pháp), cũng như thiếu lòng tin và xuất khẩu yếu kém. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm trong cả tháng 1 và tháng 2. Còn trong tháng 3, chỉ số niềm tin kinh doanh được viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia (INSEE) công bố cũng giảm xuống còn gần 10 điểm, thấp hơn mức của một năm trước.

Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh với các tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong khu vực đồng euro, nhiều công ty đã ngừng các khoản đầu tư. Như EC lưu ý trong báo cáo gần đây trên cân bằng vĩ mô, "sự suy giảm liên tục của năng lực cạnh tranh" ở Pháp đã dẫn đến một sự mất mát lớn hơn của xuất khẩu trên toàn thế giới 10 năm vừa qua so với ở Đức, Italia hay Tây Ban Nha, đặc biệt trong các ngành chế tạo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật