Nhức nhối câu chuyện ‘ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu’ ở khu công nghiệp

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vô tư yêu, vô tư chung sống bừa bãi là những thực tế nhức nhối tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV/ADS, B.L tìn‌ּh dụ‌ּc tại các khu công nghiệp ngay cửa ngõ Hà Nội.
Nhức nhối câu chuyện ‘ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu’ ở khu công nghiệp
Ở nhà trọ, xa gia đình nữ công nhân thiếu thốn tình cảm.(ảnh minh họa)

Ám ảnh vì  "hổng" kỹ năng sống

“Đêm tân hôn em sống dở chết dở. Em thì không biết tí gì, gặp chồng cũng thế, cứ hùng hục lao vào...” một nữ công nhân 28 tuổi chia sẻ.

Một công nhân 32 tuổi, có hai con, từng nạo phá thai nhiều lần tâm sự: "Em có thai hai lần vào năm 2006 và năm 2011. Nhân viên y tế hướng dẫn dùng biện pháp tránh thai an toàn như đặt vòng hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày. Em không dùng vì nhiều người bảo đặt vòng nguy hiểm, hay bị đau lưng, tức bụng dưới, vòng kinh kéo dài. Em cũng thấy nhiều người dùng thuốc tránh thai bị sạm hết cả mătå".

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, (sở Y tế Hà Nội) kể câu chuyện trên và cho rằng, người phụ nữ ấy kết hôn nhưng thiếu kiến thức về tìn‌ּh dụ‌ּc. Kết quả là lần quan hệ đầu tiên khiến cô đau đớn, ám ảnh suốt đời. Cô kể chuyện này với mẹ, chị gái, họ đều cười cho đó là chuyện bình thường. Cô lo sợ cho những lần quan hệ sau đó, cuối cùng ly hôn với chồng. Về sau, có người yêu và muốn dâng hiến cho anh, cô gái vẫn không sao thoát được ám ảnh lần đầu. Thậm chí, một cái cầm tay, mơn trớn bên ngoài cũng khiến cô e ngại.

Tiến sĩ Vân Anh cho biết, một nghiên cứu mới đây thực hiện trên 1.120 phụ nữ ở 12 nhà máy trên địa bàn Hà Nội cho thấy khoảng hơn 13% phụ nữ từng nạo phá thai, trong đó trên 4% nạo phá thai hai lần trở lên trong một năm. Số người sử dụng biện pháp tránh thai cũng rất thấp, chưa tới 50%.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết - trung tâm Chăm sóc sức khỏe phụ nữ đặt tại bệnh viện Đức Giang (Hà Nội) cho biết, trong số khoảng 20.000 lượt khách nữ tìm đến trung tâm những năm gần đây, đa phần bị B.L gia đình (chiếm 54%), quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc trước hôn nhân (hơn 20%)...

Theo ông Quyết, nhiều nữ công nhân trên địa bàn thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và tìn‌ּh dụ‌ּc, thiếu trách nhiệm với bản thân dẫn đến tình trạng nạo phá thai không an toàn, bị B.L gia đình. Họ bị ép quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc nhưng vẫn nghĩ thân làm con gái, làm vợ thì điều đó là dĩ nhiên. Do vậy, số phụ nữ bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc ngày một tăng...

Ông Quyết dẫn ra một số trường hợp nữ công nhân thiếu kiến thức đến ngờ nghệch, như cô gái hỏi: "Tối qua bạ‌n tìn‌h sờ vào ngực em, có chửa không?". Một cô khác chia sẻ: "Em không có quyền lựa chọn. Em có người yêu được hai năm, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc hơn một năm qua nhưng chưa bao giờ được kho‌ái cả‌m...".

kinh hoàng"con đường tình yêu"

Trên địa bàn khu công nghiệp Bắc Thăng Long, hiện có 89 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với gần sáu vạn công nhân, trong đó số công nhân nữ chiếm tới 70%. Không có hiểu biết về sức khỏe sinh sản lại thêm điều kiện sinh hoạt, ở tập thể, ở trọ bất tiện nên nhiều cặp đôi đành lôi nhau ra nơi công cộng để "yêu". Đó là những con đường dẫn vào khu chế xuất, là những gốc cây, bụi cỏ hay cánh đồng. Bởi thế, người dân sống xung quanh khu công nghiệp này không ai ngạc nhiên khi mỗi sáng thức dậy, đi tập thể dục lại bắt gặp trên những con đường được rải trắng bởi ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu.

"Không gian tình yêu của họ ngập ngụa mùi của rác, đầy những tiếng muỗi vo ve. Vì không gian tối tăm và "yêu" tranh thủ nên họ cũng không có điều kiện để chuẩn bị những điều kiện an toàn. Bởi thế, khó tránh khỏi những sự cố dù đã dùng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu. Và hệ quả là việc có thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc", anh Phan Văn Chuyên, Trạm trưởng trạm Y tế xã Kim Chung chia sẻ.

Không những thế, "Tình trạng nam nữ công nhân sống chung trước hôn nhân rất phổ biến. Bản thân tôi không phản đối chuyện sống chung hay quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc trước hôn nhân vì tuổi trẻ khi yêu cũng khó tránh, nhưng phải quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc lành mạnh, một nam - một nữ", một cán bộ y tế, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội đưa ra ý kiến. (Một khảo sát mới đây của Ban nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam, lao động nữ chưa kết hôn sống chung lên tới 42,9%).

Khảo sát nhu cầu sức khỏe sinh sản, tìn‌ּh dụ‌ּc của nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội do trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) mới đây cho thấy nhiều thanh niên công nhân có thái độ cởi mở trong quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc khi yêu và cho rằng đó là sự lựa chọn riêng của mỗi người, không thể cấm đoán.

Sẽ không có điều gì đáng phải lo ngại nếu quan điểm cởi mở đó của thanh niên công nhân gắn với những hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản tìn‌ּh dụ‌ּc. Nhưng, khi thanh niên công nhân còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản tìn‌ּh dụ‌ּc và quyền, thiếu kỹ năng thương thuyết và từ chối... thì nguy cơ đối mặt với tình trạng B.L và lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, nạo phá thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc bao gồm cả HIV sẽ không dừng lại.

Bác sĩ Hoàng Thị Diệu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình TP. Hà Nội cho biết, qua các cuộc tuyên truyền, tư vấn kiến thức về sức khỏe sinh sản, tìn‌ּh dụ‌ּc, các bệnh lây truyền qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc, HIV/AIDS nhằm cho công nhân hiểu rõ: Hậu quả của sự thiếu hiểu biết này là những ca có thai ngoài ý muốn dẫn đến phải nạo phá thai gấp gáp. Sau đó, nữ công nhân lại phải làm ca kíp bình thường để không bị mất việc. Vì thế, họ không được kiêng cữ dẫn đến giảm sút về sức khỏe, viêm nhiễm đường sinh sản, nặng hơn thì có thể dẫn đến vô sinh. Mặt khác, cũng có những trường hợp vì quá tin người yêu nên giữ lại cái thai, để rồi một mình vượt cạn và lại dằn lòng bỏ rơi đứa con rứt ruột của mình. Những tình huống như thế đến nay đã không còn hiếm gặp nhưng dường như chưa đủ sức cảnh báo, thức tỉnh nam nữ công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Được biết, tới đây, sở Y tế Hà Nội phối hợp với VCCI triển khai thí điểm chương trình Thúc đẩy quyền sức khoẻ sinh sản (SKSS) và tìn‌ּh dụ‌ּc cho thanh niên công nhân các KCN ở Hà Nội tại 3 KCN là Bắc Thăng Long, Sóc Sơn và Gia Lâm với mục tiêu nâng cao kiến thức và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS của công nhân trong độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, kết quả của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các chủ doanh nghiệp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật