Bí mật hiến tin‌ּh trù‌ּng của ông bố đi tìm... hàng trăm đứa con rơi

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một người đàn ông Mỹ đang vô cùng đau khổ vì đã “gieo giống” bừa bãi thời trai trẻ nghèo khó. Câu chuyện của ông cũng giúp hé lộ những bí mật bẩn thỉu và hệ lụy chưa từng được cảnh báo từ việc hiến tặng tin‌ּh trù‌ּng vốn luôn được ca ngợi là nhân đạo và cao cả.
Bí mật hiến tin‌ּh trù‌ּng của ông bố đi tìm... hàng trăm đứa con rơi
Bí mật hiến tin‌ּh trù‌ּng của ông bố...
Mắc sai lầm vì hoàn cảnh khó khăn

Ông Chase Kimball, một luật sư 56 tuổi ở Salt Lake City (bang Utah, Hoa Kỳ) vừa phải cầu cứu đến báo giới với hy vọng tìm lại được những đứa con của mình. Điều oái oăm là, ông chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của chúng, và số con mà ông muốn tìm cũng không hề ít, cỡ khoảng… hàng trăm đứa. Câu chuyện nghe qua tưởng như đùa, nhưng người đàn ông khốn khổ này cho biết, chính các nhân viên y tế đã khẳng định với ông điều đó.

Nguồn cơn của bi kịch này bắt đầu từ những năm 1970-1980. Khi đó, Kimball đang là một chàng sinh viên nghèo khát tiền để trang trải cuộc sống. Được những người bạn cùng cảnh ngộ giới thiệu cho nhiều công việc làm thêm kiếm tiền như bồi bàn, giúp việc, đưa báo…, nhưng Kimball không trụ được với nghề gì lâu bởi không chịu nổi vất vả. Thông qua một số địa chỉ quen biết, chàng sinh viên nghèo tìm đến một bệnh viện và chính tại đây, anh bước vào thế giới của những người bán tin‌ּh trù‌ּng. Sai lầm định mệnh ấy khiến giờ đây vị luật sư này đang phải đối mặt với nỗi day dứt không nguôi về việc mình đã có hàng trăm đứa con mà không hề biết chúng là ai.

Ông Kimball cho biết, trong vòng 7 năm theo học tại đại học Utah, ông thậm chí đến bệnh viện hiến tin‌ּh trù‌ּng mỗi ngày hoặc bất cứ thời điểm nào cần tiền để chi trả cho những hóa đơn liên quan đến học hành, sinh hoạt. Mỗi lần thực hiện, Kimball được bệnh viện trả cho 20 USD, với lý do là “bồi dưỡng sức khỏe”. Lúc ấy, bản thân Kimball không hề biết rằng ông đang tham gia trực tiếp vào một giao dịch mua bán trá hình với sự tiếp tay nửa lén lút, nửa công khai của một số bác sĩ kém đạo đức và hám lợi, núp dưới cái tên gọi mỹ miều đầy tính nhân văn: hiến tặng tin‌ּh trù‌ּng. Sau một thời gian, Kimball dần dà cũng nhận ra sự trí trá của thứ giao dịch bẩn thỉu, ẩn sau vỏ bề ngoài mang đầy ý nghĩa nhân văn đó. Tuy nhiên, vì cần tiền, chàng sinh viên nghèo tặc lưỡi “làm phúc” hết lần này đến lần khác. Cho đến một ngày, khi ông đến phòng hiến tin‌ּh trù‌ּng quen thuộc, nhân viên y tế tại đây đã thông báo rằng: “Anh không đủ điều kiện hiến tinh nữa. Anh đã có hàng trăm đứa con ở bang Utah này rồi”.

Choáng váng, Kimball hỏi lại cặn kẽ nguyên do. Ông được giải thích rằng, tất cả tin‌ּh trù‌ּng mà ông đã hiến trong vô số lần trước đây đều đã được sử dụng cho các ca thụ tinh nhân tạo, và đều “thành công”. Điều đó đồng nghĩa với việc, ông đang là cha của hàng trăm đứa con tại chính tiểu bang ông sinh sống. Để phòng tránh nguy cơ kết hôn cận huyết giữa những đứa trẻ này, họ không thể tiếp tục sử dụng tin‌ּh trù‌ּng của ông được nữa. Tuy nhiên, nhân viên này cũng nhấn mạnh rằng nếu có đặt hàng đến từ các tiểu bang khác, có thể bệnh viện sẽ lại gọi cho ông (!). Kể từ thời khắc biết được sự thật hãi hùng đó, Kimball đã luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ, bất kỳ đứa trẻ nào trước mắt cũng có thể là con của mình. Đó là lý do, ông quyết định không kết hôn mà sẽ dành trọn cuộc đời vào việc tìm kiếm lại những đứa con rơi vãi của mình.

Bí mật bẩn thỉu

Câu chuyện của Kimball khi được ông mạnh dạn chia sẻ với báo chí đã gây sốc cho dư luận Mỹ. Nhưng đáng tiếc, đây lại không phải là trường hợp duy nhất. Đi sâu điều tra, phóng viên tờ nhật báo uy tín ABCNews đã phát hiện ra nhiều chuyện đen tối đằng sau hoạt động hiến tặng tin‌ּh trù‌ּng và thụ tinh nhân tạo trên toàn nước Mỹ. Tiến sĩ Kirk Maxey (52 tuổi) tại đại học Michigan tiết lộ, ông có thể đã có ít nhất là… 400 đứa con. Suốt từ năm 1980 đến năm 1994, ông đều đặn hiến “con giống” hai lần mỗi tuần cho một ngân hàng tin‌ּh trù‌ּng. Những người như ông được gọi bằng cái tên “nhà tài trợ”. Vị tiến sĩ này còn cho biết thêm, ông đã chứng kiến một số người tìm lại được các con của mình, dù không đầy đủ những cũng lên tới con số hàng chục. “Một người đã tìm được 30 đứa trẻ là con mình, người khác thì 50, có người tìm được đến 70 đứa”, ông nói.

Theo thông lệ của các ngân hàng tin‌ּh trù‌ּng, một “nhà tài trợ” chuyên nghiệp sẽ được nhận 1.200 USD/tháng. Đổi lại, họ phải thực hiện nghĩa vụ hiến tinh đều đặn từ 2-3 lần mỗi tuần. Những “nhà tài trợ” thường được các bệnh viện sử dụng trong nhiều năm, cá biệt có trường hợp thời gian hiến tinh kéo dài cả chục năm Nhưng điều đó không có nghĩa, tần suất có thêm con của họ là 3 đứa mỗi tuần. Tiến sĩ Kirk Maxey tin rằng, con số thực tế còn lớn hơn nhiều, vì mỗi mẫu tin‌ּh trù‌ּng hiến tặng như thế sẽ được chia ra thành từ 8-25 lọ. Mỗi lọ sẽ được sử dụng cho một lần thụ tinh nhân tạo.

Theo quy định chung, các lọ này phải được sử dụng lần lượt, và một khi lọ nào được tiến hành thành công thì tất cả các lọ khác phải bị hủy bỏ. Người hiến tin‌ּh trù‌ּng đó cũng sẽ không được hiến tiếp nữa, một khi đã “gây giống” thành công. Điều này là để tránh hôn nhân cận huyết giữa những đứa trẻ cùng huyết thống sau này. Các quy định này đều bị phớt lờ. Do thường xuyên lâm vào cảnh thiếu nguồn cung, các ngân hàng con giống đều tận dụng hết các lọ tin‌ּh trù‌ּng họ thu thập được. Các “nhà tài trợ” cũng thoải mái hiến tặng, không bị hạn chế. Ngay cả khi “nguồn cung” đã trở lên dồi dào, tình trạng này vẫn tiếp diễn bởi ngân hàng nào cũng muốn “đa dạng hóa sản phẩm” để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Trước thực tế này, đã có nhiều tiếng nói yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngành công nghiệp cho – nhận tin‌ּh trù‌ּng. Ông Wendy Kramer, một người may mắn tìm được 2 đứa con gái sinh ra từ tin‌ּh trù‌ּng hiến tặng của mình nói rằng: “Tôi đã nghĩ đến một cơn ác mộng, nếu những đứa con rơi vãi của mình “không  may” trở thành bạn gái, người yêu hay tệ hại hơn nữa là kết hôn cùng những đứa con do vợ tôi trực tiếp sinh ra. Không thể để tình trạng vô luân ấy diễn ra và đó là trách nhiệm của những người quản lý hoạt động hiến tặng tin‌ּh trù‌ּng. Đã đến lúc, chúng ta cần phải thành lập một ngân hàng dữ liệu di truyền trước khi quá muộn”.

Trong khi chờ đợi các nhà chức trách thực hiện điều này, bản thân Wendy Kramer đã đứng ra thành lập một trang web giúp những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể tìm kiếm, nhận nhau. Trang web này cũng đang phát triển để những người từng hiến tin‌ּh trù‌ּng có thể vào đó, tìm kiếm những đứa con rơi con vãi của mình. Việc làm của ông Wendy đã nhận được sự chia sẻ của một bộ phận cộng đồng, nhưng để nó tiếp tục tồn tại và phát huy giá trị lại là điều không hề dễ dàng. Việc “hiến tặng tin‌ּh trù‌ּng” là một hoạt động mang lại lợi nhuận rất lớn cho các bệnh viện, thế nên họ sẵn sàng sử dụng “khát vọng có con một cách chính đáng” của những cặp vợ chồng hiếm muốn để phản đối sự kiểm soát, hạn chế của Wendy.

Nhưng trong cuộc trò chuyện cùng ABCNews, Wendy khẳng định: “Tôi sẽ không bỏ cuộc. Tôi biết đây sẽ là một cuộc đấu tranh dài và cần nhiều thời gian. Song tôi tin, các nhà lập pháp sáng suốt sẽ thấu hiểu vấn đề. Đây không chỉ là một thảm họa cho việc duy trì giống nòi của nước Mỹ, mà đáng sợ hơn, nó còn đánh gục mọi chuẩn bị đạo đức trong xã hội”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật