Các ngân hàng trung ương chiến đấu với giảm phát như thế nào?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bài viết của tác giả Martin Wolf trên Financial Times đưa ra một số gợi ý chính sách cho các ngân hàng trung ương.
Các ngân hàng trung ương chiến đấu với giảm phát như thế nào?
Ảnh minh họa

Tại sao các nước thu nhập cao không sa lầy vào giảm phát? Đó là vấn đề của ngày hôm nay, chứ không phải là siêu lạm phát. Điều đáng ngạc nhiên là lạm phát vẫn rất ổn định, dù sản lượng sản xuất thiếu hụt lớn, khiến ta liên hệ đến các xu hướng tiền khủng hoảng và tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Hiểu được điều này rất quan trọng, bởi câu trả lời sẽ cho ta một quyết định chính sách đúng đắn. Sự ổn định của lạm phát dường như là phần thưởng cho lòng tin vào việc xác định mục tiêu lạm phát. Nó khiến các nhà hoạch định chính sách có thể mạo hiểm với các chính sách mở rộng của họ. Thật mỉa mai, thành công của việc đặt ra mục tiêu lạm phát đã gợi lại quan điểm về ổn định kinh tế vĩ mô của Keynes.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bàn luận về vấn đề này, với xuất phát điểm là cố định lạm phát, bất chấp thất nghiệp ở mức độ cao đã quá lâu.

Một cách giải thích cho hiện tượng này là thông qua phân tích cấu trúc. Điều này đã được chứng minh bởi những công nhân xây dựng mất việc và những lao động ở các ngành khác trong kỷ nguyên bong bóng thiếu kỹ năng hay không sinh sống ở những địa điểm thuận lợi để kiếm việc làm mới.

Nếu thất nghiệp được phép duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, điều gì sẽ xảy ra khi thất nghiệp tạm thời có xu hướng trở nên dai dẳng, bởi công nhân sẽ thui chột dần kỹ năng và mất đi mối liên hệ với các mạng lưới tìm việc. Thời kỳ Đại Suy thoái trước đây đã đẩy tình trạng thất nghiệp lên gần các mức kỷ lục. Tất cả những điều này đã khiến cạnh tranh trên thị trường lao động yếu đi.

Một cách giải thích khác cũng đáng lưu ý. Đó là đặt ra mục tiêu lạm phát đã níu kéo các kỳ vọng và hành vi của thị trường lao động. Hơn nữa, các mục tiêu này lại tiệm cận mức 0. Chúng ta đều biết công nhân luôn phản ứng với việc cắt giảm lương danh nghĩa. Điều này vẫn đúng trong suốt cuộc Đại suy thoái: đó là một trong nhiều lý do giải thích vì sao những điều chỉnh ở khu vực eurozone lại đau đớn như vậy. Vì vậy, lạm phát ít nhất cần được neo ở mức thấp, hay ít nhất có xu hướng giảm.

Báo cáo đưa ra 3 kết luận chính. Một là các kỳ vọng nên gắn chặt với các mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương hơn là để nó chịu tác động bởi các mức lạm phát hiện tại. Hai là, việc neo lạm phát kỳ vọng đã tăng lên theo thời gian, trong khi tác động của lạm phát hiện tại lên lạm phát kỳ vọng bị giảm đi. Cuối cùng, là mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp hiện tại cũng giảm đi tương ứng. Nó đã gần như không tồn tại kể từ sau 1995, năm bắt đầu của một thời kỳ dài lạm phát ổn định, phù hợp với mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Một nghiên cứu kinh tế lượng đã hỗ trợ cho phân tích trên, nhưng bổ sung thêm 2 quan điểm. Quan trọng nhất là quan điểm tồn tại hiện tượng thất nghiệp theo chu kỳ rõ ràng, vào thời điểm hiện tại. Và quan điểm còn lại là tác động của lạm phát toàn cầu lên lạm phát của từng quốc gia không thể hiện bất cứ một xu hướng rõ ràng nào.

Một phân tích của Mỹ nói rằng: nếu mối quan hệ giữa tính chu kỳ và lạm phát hiện nay giống như hồi những năm 70 của thế kỷ trước, chỉ số giá của Mỹ sẽ giảm. Thật may mắn, điều này không đúng, thực tế lãi suất thực dương cao và giảm phát kết toán thì đang đe dọa sự ổn định của Mỹ nhiều hơn chúng ta nghĩ. Kinh nghiệm trong suốt thời kỳ bùng nổ kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính, cho thấy sự kết dính của lạm phát không chỉ vận hành theo một hướng. Lạm phát sau đó vẫn phù hợp với các mục tiêu. Có thể kiểm chứng điều này qua trường hợp của Tây Ban Nha và Anh.

Dưới đây là một phân tích quan trọng với các gợi ý về chính sách.

Thứ nhất, các sai lầm trong việc đánh giá mức độ trì trệ của nền kinh tế, vốn không thể tránh khỏi, không phải là vấn đề lớn, miễn là chúng ta chắc chắn các ngân hàng trung ương cam kết thực hiện các mục tiêu của họ. Đây là một trong những lợi ích quan trọng của “đường cong Phillips” đi ngang (mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp chu kỳ).

Thứ hai, phân tích bất ổn trong sự trì trệ của nền kinh tế và việc không đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu nhằm đối phó với suy thoái, thì điều rất cấp thiết là các ngân hàng trung ương không nên hạn chế các biện pháp để đạt được lạm phát mục tiêu.

Ngược lại, công việc của họ khi đất nước lâm vào khủng hoảng sâu, là hành động ở mức độ cao nhất nhằm đạt một mức độ lạm phát ổn định. Những thành công trong quá khứ không chỉ mang đến cơ hội, họ cần liều lĩnh tìm cách thúc đẩy nhu cầu khi nó đang co lại. Các vị lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), hãy nhớ rằng: lạm phát thấp là chưa đủ.

Thứ ba, nếu các ngân hàng trung ương chỉ duy trì chỉ tiêu lạm phát như một trong những mục tiêu cốt lõi, kinh nghiệm đã chứng minh rằng điều đó chưa đủ. Ý tưởng dọn dẹp sạch sẽ sau một sự xáo trộn tài chính sẽ dễ dàng hơn là kìm hãm bong bóng tín dụng đã được chứng minh là sai lầm. Vấn đề ở đây là hành động như thế nào. Điều không thể phủ nhận là xây dựng một hệ thống tài chính linh hoạt hơn thông qua các tiêu chuẩn về vốn khắt khe và chính sách thận trọng hơn là điều rất quan trọng.

Chẳng có gì ở đây sẽ dễ dàng. Báo cáo về mức độ ổn định tài chính toàn cầu của IMF đã nhận định, có những trở ngại tiềm tàng trong các chính sách đặc biệt mà các ngân hàng trung ương thực hiện như sử dụng lãi suất gần bằng 0. Trong khi thay đổi mục tiêu lạm phát chứa đựng rủi ro rất lớn, thì những gì đã xảy ra cho thấy việc lạm phát cao hơn, ở một mức độ nào đó, là điều tốt. Kinh nghiệm chỉ ra rằng chính sách tiền tệ, bản thân nó, không hẳn là hiệu quả trong suốt thời kỳ suy thoái. Nó cần được hỗ trợ thêm từ việc tái kiến thiết hệ thống tài chính, giảm đòn bẩy khu vực kinh tế tư nhân và tích cực sử dụng bảng kết toán tài khóa để hỗ trợ nhu cầu, ở bất cứ nơi nào khả thi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật