Nạn khủ‌ng b‌ố trong một xã hội mở

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghi can số hai Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, đã bị bắt sống tối thứ Sáu (giờ Mỹ). Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu vào sáng thứ Bảy (giờ VN) : “Chúng ta đã khép lại một chương quan trọng trong tấn thảm kịch này.“.
Nạn khủ‌ng b‌ố trong một xã hội mở
Vụ nổ bom hôm 15.4 tại thành phố Boston ngay sau cuộc chạy marathon đã có cái tên là “Boston Marathon Bombing“. Ảnh: CNN

Ông Obama nói cơ quan điều tra tiếp tục tìm hiểu xem các nghi phạm có được trợ giúp bởi ai khác nữa hay không.

Lệnh giới nghiêm tại Boston tuy đã được gỡ bỏ nhưng hai người đàn ông và một phụ nữ vẫn đang bị điều tra tại New Bedford, vì bị tình nghi có liên quan tới nghi phạm thứ hai này.

Phát hiện ra thân nhiệt nghi phạm

Nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev bị trực thăng của cảnh sát phát hiện khi người này đang nấp trong một chiếc thuyền (ở sân sau 1 ngôi nhà trên đường Franklin). Cũng theo lực lượng cảnh sát, trực thăng phát hiện ra thân nhiệt nghi phạm. Công lực đã đọ súng với nghi phạm trước khi bắt sống người này. Người dân khu Watertown đổ ra đường reo hò, vỗ tay tán dương lực lượng cảnh sát khi họ áp giải nghị phạm thứ hai ra khỏi khu vực đường Franklin.

Ông Robert Mueller, Giám đốc FBI nói: "Suốt một tuần này, chúng ta đã chứng kến những nỗ lực tuyệt vời của lực lượng cảnh sát, tình báo và các đơn vị an ninh công cộng khác. Những nỗ lực chung này, cùng với sự cộng tác của người dân đã mang đến sự thành công của tối này. Cuộc điều tra sẽ vẫn tiếp tục trong lúc chúng tôi tìm kiếm câu trả lời và công lý. Tôi muốn cảm ơn những người đã làm việc không biết mệt mỏi suốt một tuần lễ để đảm bảo cho sự an toàn và công lý".

Cảnh sát Cambridge và Boston ăn mừng, nhưng cũng nhắc nhở người dân không quên những người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Boston và nổ súng ở MIT. Những người cảnh sát tham gia càn quét đang được tôn vinh là 'anh hùng'. Như vậy là chỉ trong vòng một ngày, lực lượng cảnh sát được điều động đã tiêu diệt một nghi phạm và bắt sống một nghi phạm còn lại. Thị trưởng Boston, ông Tommenio nói qua điện đàm cảnh sát: "Thị trưởng của các anh rất tự hào về các anh".

Vụ nổ bom hôm 15.4 tại thành phố Boston ngay sau một cuộc chạy bộ đường trường (marathon) đã có cái tên phổ thông là "Boston Marathon Bombing." Dù chưa ai lên tiếng nhận công trạng, đây là một vụ khủ‌ng b‌ố vì nhắm vào đám đông vô tội và vô hại để gieo rắc sợ hãi, định nghĩa của hành động "khủ‌ng b‌ố."

Nhìn lại bối cảnh thì người ta thấy nhiều nhóm có thể ra đòn khủ‌ng b‌ố ở nơi công khai và đông người để tìm tối đa quảng cáo và tuyên truyền cho mục tiêu gây ra sự sợ hãi. Trong số này, có cả khủ‌ng b‌ố Hồi giáo lẫn các nhóm quá khích hay vô chính phủ, chống chính phủ. Và truyền thông báo chí làm đúng những gì mà kẻ chủ mưu trông đợi. Trong mấy ngày liền, tin Boston Marathon bị bom là tin chính, với hình ảnh, tường thuật, phỏng vấn và bình luận gần như thường trực trên ngần ấy màn ảnh truyền hình hay làn sóng phát thanh.

Nghịch lý trong một xã hội mở

Trong thế giới có quá nhiều đổi thay và cởi mở như ở Hoa Kỳ, sự bất mãn của các nhóm cực đoan có thể dẫn đến hành động khủ‌ng b‌ố. Nhưng chính là việc truyền thông quảng bá tin tức mới là điều mà quân khủ‌ng b‌ố mong muốn. Ðấy là một nghịch lý trong xã hội dân chủ.

ChânDzhokhar Tsarnaev đã bị bắt giữ tối 19.4 (giờ địa phương) được tìm thấy trên mạng xã hội của chính nghi phạm.


Quân khủ‌ng b‌ố có thể áp dụng mưu thuật "giết gà dọa khỉ" hay quy tắc "sát nhất nhân, vạn nhân cụ" là giết một người làm cả vạn người sợ. Mục tiêu không đơn giản là giết con gà hay một người mà là gây ra sự sợ hãi để chi phối hành động hay chánh sách của nhiều người khác.

Muốn như vậy thì phải có thông tin về B.L, về cái chết và càng rộng rãi càng hay. Các xã hội dân chủ và cởi mở không thể hạn chế tự do báo chí nên càng được khủ‌ng b‌ố chiếu cố. Các xã hội khép kín thì ít bị hơn, chẳng phải vì có bộ máy đàn áp mà còn vì truyền thông báo chí bị kiểm soát. Cái loa khuếch âm là loa câm, âm thanh đã bị lọc. hành vi khủ‌ng b‌ố chỉ là cây đổ trong rừng vắng.

Với sự xuất hiện của đài truyền hình rồi khả năng phát hình liên tục 24 tiếng một ngày trên toàn cầu, quân khủ‌ng b‌ố có một dàn khuếch đại hữu hiệu mà miễn phí. Nhiều khi, các đặc phái viên còn tích cực làm vai trò tuyên truyền cho khủ‌ng b‌ố khi tiến hành phỏng vấn lãnh tụ khủ‌ng b‌ố, theo điều kiện và ở những nơi mà đám khủ‌ng b‌ố chọn lựa.

Truyền thông ngày nay lại còn có Internet làm vai trò tiếp vận và khuếch đại hình ảnh khủ‌ng b‌ố hầu như lập tức và tới những nơi rất xa. Khi xem tuyên cáo hay hăm dọa lời dọa của quân khủ‌ng b‌ố được nhiều người phóng lên Twitter hay Facebook, ít ai chịu khó kiểm chứng lại, rằng đôi khi đấy là những tài liệu tuyên truyền đã cũ, nhưng lại hâm nóng nỗi sợ.

Một nghịch lý khác, nạn nhân số một và ở cấp cao nhất, chính là chính quyền. Vì vụ khủ‌ng b‌ố 11.9, Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến toàn cầu và hai chiến trường nóng bỏng là Afghansistan và Iraq. Nhờ vậy, không một chế độ Hồi giáo ôn hòa (thân Tây phương) bị lật đổ để theo chủ trương của Osama bin Laden. Nhưng cũng vì vậy mà Hoa Kỳ bị tổn thất nặng hơn về kinh tế lẫn ngoại giao và uy tín, nặng hơn những dự tính ban đầu của al-Qaeda.

Các nhóm khủ‌ng b‌ố có thể dùng kẻ cuồng tín đi giết người vô can, nhưng mục tiêu không chỉ là giết người mà rộng lớn hơn. Họ dễ đạt mục tiêu hoặc ít ra cũng coi là thành công khi sai khiến được sự hãi sợ của người khác để tốn ít mà được nhiều. Sự hốt hoảng của người dân, sự sốt sắng khuếch đại của truyền thông và vẻ mẫn cán đắc lực của chính quyền có thể làm hành vi B.L dễ đạt kết quả: làm thay đổi cách sống và suy nghĩ của người khác.

Muốn ngăn ngừa khủ‌ng b‌ố, người ta cần chứng tỏ tinh thần vô úy, không sợ hãi. Và để khỏi khuyến khích B.L, truyền thông có nên cẩn trọng hơn khi loan tin và bình luận?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật