Thương hiệu “Đời cười” chưa bao giờ… “đuối”

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn 10 năm làm “Đời cười”, Nhà hát Tuổi trẻ đã tạo cho mình một thương hiệu riêng, gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.
Thương hiệu “Đời cười” chưa bao giờ… “đuối”
Hình ảnh trong vở “Sợ chết“ một tiểu phẩm trong chương trình “Đời cười 9“

Nhân kỷ niệm 35 năm Nhà hát Tuổi trẻ thành lập và phát triển, để tri ân khán giả Thủ đô, chùm hài kịch đặc biệt, chọn lọc những tiểu phẩm đặc sắc nhất từ “Đời cười 1” đến “Đời cười 11” với sự kết hợp lần đầu tiên của Đoàn kịch 1 và Đoàn kịch 2 sẽ ra mắt khán giả vào dịp 30/4-1/5 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ đã có những động thái tích cực trong việc quảng bá thương hiệu Nhà hát Tuổi trẻ, nhất là thương hiệu “Đời cười”. Nên có nhiều lần người ta thấy NSƯT Chí Trung sấp ngửa du Nam để tìm thị trường cho tiếng cười của mình. Anh còn năng nổ tìm cho mình nhiều cơ hội hợp tác khác từ việc bán vé tận nhà và các chương trình khuyến mại, giảm giá vé. Bên cạnh đó, NSƯT Anh Tú cũng mạnh dạn cho ra mắt chương trình “Kẻ khóc, người cười” với rất nhiều tiết mục là hoàn toàn lấy nguồn tư liệu từ hiện thực đời sống.

“Đời cười” đã trở thành thương hiệu không dễ thay thế của nhà hát Báo suốt hơn 10 năm qua. Những câu chuyện rất đời thường được đưa lên sân khấu, những điều thường nhật được người nghệ sỹ tinh ý nhận ra và đưa thành ý tưởng thể hiện trong “Đời cười”. Tiếng cười trong những vở hài kịch của Nhà hát Tuổi trẻ luôn hấp dẫn vì đơn giản ở đây không phải là tiếng cười “sin‌ּh l‌ּý”, nó giàu ý nghĩa, đôi khi ẩn chứa cả giọt nước mắt.

NSƯT Chí Trung cho biết: “Tới đây, Nhà hát sẽ chọn lựa những tiểu phẩm hài đặc sắc nhất trong Đời cười để tái ngộ công chúng Thủ đô gồm: Sự trớ trêu của sếp và lợn, chu‌yện tìn‌h của nàng Lý Tam Tam, Người ngay sợ kẻ gian, Chữa bệnh nói nhiều…”.

Thương hiệu “Đời cười” đã trở thành “đặc sản” của hài kịch đất Bắc. NSƯT Chí Trung khẳng định: “Đời cười vẫn thực sự thu hút khán giả. Tiếng cười vẫn rất đời và sâu sắc mà không nhạt, không hề đuối. Cách đây khoảng 2-3 năm, hài kịch cũng có sự chùng xuống, Nhà hát Tuổi trẻ cũng không nằm ngoài quy luật ấy, song chúng tôi vẫn trụ vững. Điều ấy khẳng định, thương hiệu Đời cười nói riêng và hoạt động nói chung của Nhà hát vẫn đang đi lên”.

NSƯT Chí Trung trong một vở kịch

Ban Giám đốc mới của Nhà hát Tuổi trẻ đã xác định, điểm mốc của Nhà hát đang ở đâu trong lòng khán giả để tìm lại sự yêu mến như ngày xưa. “Song, sân khấu với khán giả cũng như “chàng” và “nàng” nếu một người cứ thăng hoa, nhưng nửa kia lại hờ hững thì không thể tìm thấy bến bờ yêu mến. Vì thế, hoạt động hài kịch vẫn là một trong hai con đường đến với khán giả, nhất là khán giả bình dân” - NSƯT Chí Trung chia sẻ.

Bên cạnh hài kịch với thương hiệu mạnh “Đời cười”, Nhà hát Báo vẫn có những chính kịch gây ấn tượng như: Nhà Oshin, Lời thề thứ 9… nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức kịch của khán giả trí thức, yêu thích sự suy tư.

Trải qua 11 chương trình “Đời cười”, khán giả nhìn thấy mình trong nhiều chủ đề như: Qua sông, Khúc giao hưởng tâm tình, Con một, Công nông về làng, Bến Ô sin, Thần lô... “Đời cười” ban đầu được xem như một giải pháp tình thế nhằm tìm khán giả đến với sân khấu, đã trở thành “thương hiệu” ăn khách của nhà hát Báo, thậm chí còn được đánh giá đã tạo ra được những “tiếng cười đẳng cấp”.

Sự thành công của “Đời cười” phần nào cho thấy một thực tế là ngay cả khán giả Hà Nội, vốn rất khó tính, thường được biết đến là “khán giả của chính kịch”, cũng đã thích được cười nhiều hơn. Có thể nói, “Đời cười” góp phần thay đổi thói quen thưởng thức kịch của khán giả Thủ đô.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật