Dự Luật Đa dạng sinh học: Thiếu chế tài, thiếu thực tế

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo ĐBQH, GS Nguyễn Lân Dũng, dự Luật Đa dạng sinh học mà QH thảo luận tại hội trường sáng 2/6 vẫn còn thiếu chế tài. Trong nhiều trường hợp, nội dung dự Luật còn tỏ ra thiếu thực tế.
Dự Luật Đa dạng sinh học: Thiếu chế tài, thiếu thực tế
GS Nguyễn Lân Dũng: "Đã quá muộn để bảo vệ rừng nhưng muộn còn hơn không!".
Cần nhất là chế tài

Là một nhà sinh học, ông có nhận xét gì về dự án Luật Đa dạng sinh học?

Trong luật này đang thiếu chế tài cụ thể. Chúng ta hiện đang mất đi đa dạng sinh học từng ngày, từng giờ, bằng cách đốt rừng. Một khi rừng cháy thì không chỉ cây cối, động vật chết mà cả vi sinh vật cũng chết. Rồi thì sa mạc hóa, đất bạc màu... đã làm đa dạng sinh học mất đi.

Chúng ta đang ham chuộng những loại cây cho năng suất cao, nếu các bạn có lên Đồng Văn, Lũng Cú thì thấy, nếu đưa ngô bioxit lên thì nhân dân trên đó chết đói vì ở đó là cao nguyên, không có nước, không có phân thì giống này không mọc được.

Vì sao tôi nói luật phải nghiêm? Hiện nay cứ nuôi tôm bừa bãi ở bờ biển, phá đi hết rừng ngập mặn rất vô tổ chức. Như vậy thì làm sao giữ được đất phù sa bồi đắp hàng năm cho bờ biển và rồi còn rất nhiều hậu quả khác.

Lấy ví dụ cụ thể về việc pháp luật không nghiêm. Vụ 80 con gấu ở Quảng Ninh, mất bao nhiêu thời gian mà chưa có hướng giải quyết. Theo luật, gấu nuôi được gắn chíp thì không được lấy mật. Thế thì người ta nuôi làm gì? Thực tế hiện nay họ đều phạm luật hết.

Nếu cứ tiếp tục không trả lời được các cơ quan quốc tế vụ 80 con gấu trong khi Chính phủ đã ký các công ước quốc tế thì sẽ gây một tiền lệ rất xấu. Người ta sẽ tiếp tục bắt, nuôi, gắn chíp. Trong vụ này, Bộ Nông nghiệp báo cáo Chính phủ là do khó khăn trong việc thực hiện những quyết định đã có!

Một việc nhỏ như thế, bao nhiêu tổ chức quốc tế, bao nhiêu nhà khoa học lên tiếng mà vẫn không thay đổi được.

"Có nước cực nghèo mà bảo vệ rừng cực tốt!"

Vì sao ông phát biểu ở QH rằng người dân vùng bảo tồn đa dạng sinh học phải là người được hưởng lợi từ các dự án?

Những hình ảnh về phá rừng tại Sơn La mà TS đã từng đưa tin.

Đã quá muộn để bảo vệ rừng nhưng muộn còn hơn không. Còn một ít rừng đấy, nên bảo vệ đi. Tôi đã nói từ lâu là phải để bộ đội bảo vệ rừng. Nếu không, kiểm lâm phải được vũ trang như bộ đội thì mới bảo vệ được.

Kiểm lâm hiện nay súng không có đạn mà cũng không được bắn. Tôi ở Tây Nguyên tôi biết, hỏi kiểm lâm thì anh em bảo: "Chúng em chỉ đứng đường chặn xe ô tô thôi chứ không vào trong rừng đâu, họ đông lắm, dao nó dài lắm, mà dữ tợn lắm".

Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ rừng thật nghiêm ngặt. Tôi mới đi Nêpan về. Đây là nước cực nghèo nhưng bảo vệ rừng cực kỳ tốt. Họ khai thác rừng để làm gì?

Mỗi đoàn đã vào Nêpan thì thể nào cũng thấy một con vật quý, không thấy con vật quý không đi về. Cứ 2 người lên một con voi, cả đàn voi kéo nhau đi vào rừng. Tôi thì gặp 2 con tê giác, đoàn khác gặp hổ, đoàn khác nữa gặp báo.

"Phải cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Tôi thấy có ngon gì đâu, phần lớn dai lắm thế mà người ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái đó là vinh dự đi mà phải thấy ăn cái đó là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng này lại".
Họ ngăn rừng quốc gia bằng cái gì? Chỉ bằng một sợi dây thép nhưng không có một người dân nào vào lấy một que củi hay săn bắt. Bởi vì họ chia lợi nhuận du lịch đó cho người dân địa phương, nên dân quý rừng lắm, coi rừng như ruộng lúa nhà họ. Rừng quốc gia của mình cũng phải chia lợi ích cho những người xung quanh để họ giúp mình bảo vệ rừng.

Cũng nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Tôi thấy có ngon gì đâu, phần lớn dai lắm, thế mà người ăn cái đó để chứng tỏ mình sang trọng. Phải thấy ăn cái đó là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng này lại.

Tác hại của thực phẩm chuyển gen: "Mỹ còn chả làm được nữa là Việt Nam mình!"

Quan điểm của Giáo sư về thực phẩm chuyển gen?

"Theo tôi, người dân hiểu biết ít lắm cho nên phải vận động họ để hiểu luật này. Tức là luật phải nêu được người nông dân được lợi gì trong bảo vệ đa dạng sinh học. Đối với nông dân phải rất là cụ thể, tôi giữ rừng này tôi được cái gì. Người nông dân phải sống được bằng rừng".
Đây là chuyện rất lớn, có quan điểm rõ ràng. Tại sao Mỹ và nhiều nước đang phát triển, đâu phải họ dốt nát, họ kém cỏi, nhưng rõ ràng đây là một thành tựu lớn của khoa học. Nhưng tại sao châu Âu phản đối, theo tôi hiểu đây là cạnh tranh về kinh tế, vì cho đến nay chưa tìm thấy bất kì một dấu hiệu nào cho thấy chúng có hại.

Bây giờ ta lại giao cho những cơ sở Việt Nam phải đánh giá tác hại lâu dài, tôi thấy là một chuyện đùa. Mỹ còn chả làm được nữa là Việt Nam mình, trình độ mình làm sao làm được.

Chúng ta chỉ nên ghi trên sản phẩm, chẳng hạn thức ăn gia súc có dùng ngô của Mỹ chuyển gien, ai muốn dùng thì dùng, không muốn dùng thì thôi. Trung Quốc im lặng không nói gì nhiều nhưng mở rất rộng diện tích trồng cây chuyển gien. Bởi vì nó là những cây quá lợi, nó chống sâu, có năng suất cao, cái đó quí vô cùng. Chúng ta nên mạnh dạn học tập những nước có trình độ cao như Mỹ hay Trung Quốc.

Dự luật nói về cây chuyển gien nặng nề quá, bắt đơn vị đó phải làm nhiều thủ tục mà thực tế của chúng ta không thể làm được.

Tôi đã công bố 50 cây chống ung thư mà chẳng ai quan tâm

Ông có nghĩ chúng ta đang lãng phí nguồn tài nguyên?

Mình quá lãng phí! Khi mình chưa nghiên cứu được người ta nghiên cứu được, mình không biết tận dụng.

Vừa qua, Trung Quốc đã làm điều tra cực lớn về những cây chống ung thư, trong danh sách đó, tôi tìm 50 cây của Việt Nam có, tôi đã công bố. Lẽ ra sau đó, Nhà nước phải có chính sách đưa những cây đó trồng lại và tìm cách mà sử dụng, nhưng chúng ta đã không làm điều đó, không ai quan tâm.

Trong khi đó, Trung Quốc sang ta lùng mua. Ví dụ cây bảy lá, một hoa bao nhiêu tiền họ cũng mua. Dân ở Hoàng Liên Sơn thi nhau nhặt, bây giờ không thể tìm thấy được nữa.

Nếu là người có trách nhiệm, tôi sẽ huy động nhân, cấy mô cây đó để không chỉ dùng mà xuất khẩu được.

Sang năm, chúng tôi sẽ đăng kí đề tài thử đưa các nấm chống ung thư đã nghiên cứu được vào làm sản phẩm hỗ trợ ung thư.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật