ĐTDĐ “tiếp tay“ cho B.L học đường

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nhà giáo nói, bố mẹ không cần thiết phải sắm cho con mình chiếc điện thoại đắt tiền như hiện nay. Trường hợp đáng tiếc như hôm 22/5 vừa qua ở Trường THCS Nông nghiệp 1, chiếc ĐTDĐ có chức năng camera đã trở thành công cụ cho các học sinh quay và đưa cảnh học sinh đánh nhau lên mạng
ĐTDĐ “tiếp tay“ cho B.L học đường
Ảnh minh họa

Chúng tôi đã đăng bài phản ánh về vụ nữ sinh đánh hội đồng bạn rồi tung lên mạng ở Gia Lâm, Hà Nội và bài viết cảnh báo về tình trạng B.L trong giới nữ sinh.
 
Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về thực trạng đáng lo ngại trên và nhận thấy, tác hại của việc tung hình ảnh B.L lên mạng sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Và để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc, trách nhiệm không chỉ của riêng nhà trường.
 
"Nhà trường đau lắm!"
 
Sáng 27/5, chúng tôi tìm đến Trường THPT Nông nghiệp 1 tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tiếp chúng tôi là một giáo viên đã có thâm niên lâu năm trong ngành Giáo dục. Nói về vụ việc đáng tiếc xảy ra ngày 22/5 giữa các nữ sinh của trường, cô nói: "Nhà trường đau lắm. Các em đau về thể xác, chúng tôi đau về tinh thần. Ngoài giờ học, nhà trường không thể theo chân mà quản các em được".
 
Vụ một nhóm nữ sinh đánh hội đồng em Ngô Thị H. T., lớp 9B rồi tung những hình ảnh đó lên mạng đã gây dư luận xấu. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường đã mở 2 phiên họp Hội đồng kỷ luật. Căn cứ theo quy định của ngành Giáo dục, nhà trường đã hạ hạnh kiểm của 7 học sinh liên quan đến vụ việc, không cho thi tốt nghiệp đợt này.

Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em rèn luyện trong hè. Nếu rèn luyện tốt thì các em có thể được tham dự kỳ thi tốt nghiệp đợt 2. Hình thức kỷ luật trên cũng là nhằm mục đích tạo cơ hội cho các học sinh vi phạm được rèn luyện để phấn đấu. Hiện tại, các học sinh này vẫn được tới lớp bình thường. 

Thiết nghĩ, đó cũng là hướng mở để cho các em sửa lỗi khi tuổi đời còn quá trẻ. Chúng tôi cũng được biết, một số trường học sau khi phát hiện học sinh có vi phạm đã buộc học sinh thôi học. Nhưng ở lứa tuổi chưa biết làm việc, thử hỏi khi không còn ràng buộc với nhà trường, liệu các em có trở nên ngoan ngoãn hơn hay sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội?  

Nỗi lo trước cổng trường  

Quả là chính xác khi một cô giáo nói rằng, các em học sinh đang học tập trong môi trường nhạ‌y cả‌m. Rời khỏi khuôn viên Trường THCS Nông nghiệp 1, chúng tôi đi trên con đường chi chít quán Internet, Game online. Chỉ trong địa bàn nhỏ mà có tới 2 trường THCS, lại ở thời điểm bùng nổ công nghệ thông tin nên chẳng quán nào bị ế chỗ.  

Giữa giờ học, nhưng chúng tôi có thể điểm mặt những trẻ em đang tuổi học ngồi dán mắt vào màn hình chơi game. Một nhóm đang tập trung xem những hình ảnh B.L học đường sau khi bình luận chán chê về vụ nữ sinh đánh hội đồng. Nhan nhản ở các trang web cá nhân, thậm chí là những trang web nổi tiếng, cũng chứa đầy hình ảnh B.L, phả‌ּn cả‌ּm của các học trò áo trắng.  

Trước đó, cư dân mạng đã xôn xao về một clip phả‌ּn cả‌ּm của các nữ sinh Trung Quốc đánh hội đồng một nữ sinh khác được đưa lên mạng. Và sau đó, như một hiệu ứng, trên mạng Internet liên tục xuất hiện hình ảnh B.L của các học trò áo trắng. Cảnh khoe hàng, ngôn ngữ mạng thiếu văn hoá được các nữ sinh cập nhật hàng ngày.  

Tiếp xúc nhiều, đương nhiên là bị ảnh hưởng. Trong khi đó, không ít gia đình chiều con thái quá mà không nghĩ rằng chính mình tạo điều kiện cho con trở nên hư hơn khi nó có công cụ trợ giúp.  

Một nhà giáo đã nêu quan điểm với chúng tôi rằng, bố mẹ không cần thiết phải sắm cho con mình chiếc điện thoại đắt tiền như hiện nay. Với trường hợp xảy ra vụ đáng tiếc như hôm 22/5 vừa qua ở Trường THCS Nông nghiệp 1, chiếc ĐTDĐ có chức năng quay camera đã trở thành công cụ cho các học sinh làm việc xấu.  

Còn theo quan điểm của các nhà sư phạm, trách nhiệm đối với hành vi và đạo đức của học sinh không chỉ phụ thuộc vào nhà trường mà cần có sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình. Bởi đó là môi trường quan trọng giúp các em hình thành nhân cách và có cư xử đúng mực ngoài xã hội.  

Ngăn chặn việc đưa hình ảnh B.L học đường lên mạng như thế nào?  

Việc tìm thông tin, đưa thông tin, hình ảnh lên mạng quá dễ dàng và để thu hút người ta đã đưa những thứ thật "hấp dẫn". Một ngôi trường nằm ở nơi khuất nẻo bỗng trở nên "nổi tiếng" nhờ cái clip B.L kia. Sự nổi tiếng khiến người ta lo ngại. Và rồi nó đã trở thành hiện thực khi liên tiếp những hình ảnh này được post lên mạng. Nó gây nên hiệu ứng domino ngược.  

Làm thế nào để hạn chế những hình ảnh trên được truyền bá trên Internet? Cuối tháng 3, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử.  

Theo đó, hành vi sử dụng Internet để truyền bá thông tin, hình ảnh đồi truỵ hoặc các thông tin khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài việc buộc xóa bỏ thông tin, thu tang vật… còn bị phạt 20 triệu đồng.  

Theo ông Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu đúng tiến độ, tháng 8 này Dự thảo nghị định mới chính thức được Chính phủ duyệt.  

Hy vọng khi đi vào cuộc sống, Nghị định này sẽ góp phần ngăn chặn được việc phát tán những hình ảnh mang tính B.L như nêu ở trên. Chúng tôi được biết, các diễn đàn trên mạng bàn thảo khá nhiều về việc có quản lý được thông tin trên blog. Nhiều ý kiến cho rằng việc đưa thông tin thế nào tuỳ các bloger bởi họ đại diện cho cộng đồng người trong xã hội...  

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời phỏng vấn cho rằng, quản lý blog không có nghĩa là ngăn chặn, nghiêm cấm mà là khuyến khích mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Ý kiến của đồng chí Thứ trưởng cho thấy cái nhìn khá thoáng đối với loại hình thông tin cá nhân này.  

Nhưng làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực? Việc Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử ra đời sẽ góp phần làm sạch thông tin, hình ảnh trên mạng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật