Phạt xe chính chủ: Người dân loay hoay không biết đường nào

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc hai bộ có sự “vênh“ nhau về quan điểm xe chính chủ khiến người dân thêm lúng túng và rơi vào cảnh “không biết đường nào mà lần“.
Phạt xe chính chủ: Người dân loay hoay không biết đường nào
Quy định xử phạt xe không chính chủ không nhận được sự đồng tình của người dân

Trong khi Bộ GTVT công khai bày tỏ không đồng tình phạt xe chưa sang tên đổi chủ, cần tham khảo kỹ ý kiến người dân, thậm chí, tư lệnh ngành giao thông đề nghị không đưa quy định này vào dự thảo vì tính khả thi không cao thì mới đây, đại diện Bộ Công an lại lên tiếng khẳng định xử phạt xe không chính chủ từ ngày 15/4 và ra thông tư 11 để triển khai. Việc hai bộ có sự "vênh" nhau về quan điểm xe chính chủ khiến người dân thêm lúng túng.

Độc giả loinguyen thắc mắc: "Sao bộ thì nói không phạt, bộ thì nói xử lý nghiêm. Rốt cuộc bộ nào đúng đây?". Còn Lâm Phú Quí thì nói thẳng: "Chẳng hiểu được chính sách, bác Thăng thì rút lại, bác Tuyên thì khẳng định phạt. Thế thì dân biết nghe ai?".

Độc giả Joinh Đình Khải FCSG cũng thẳng thắn: "NĐ 71 là do chính phủ ban hành và bộ GTVT trực tiếp tham mưu ... nay Bộ GTVT đã xin đưa ra khỏi luật vì không phù hợp với thực tế và xin rút khỏi nghị định NĐ 33 và 34 đã hết hiệu lực ... thì sao Bộ Công lại đòi phạt".

"Xử phạt bây giờ là chưa khả thi"

Theo phần đông ý kiến độc giả, quy định xử phạt xe không chính chủ là không khả thi, không được sự ủng hộ của người dân và họ đưa ra những lý do khá đa chiều.

Đa số độc giả phản đối quy định này đứng trên góc độ "không có lợi, thậm chí còn gây khó khăn cho dân" bởi theo họ, những nhà nghèo không có điều kiện mua xe mới thì mới phải mua lại xe cũ. Nếu theo quy định này, họ lại phải tốn một khoản tiền để làm thủ tục sang tên đổi chủ. Như vậy sẽ càng khó khăn cho họ.

Độc giả Võ Lê Đan Ngọc bày tỏ: "Những người nghèo không có điều kiện mua xe mới thì sang tay lại. Người không biết chữ thì sao? Nhà giàu thì có thể mua xe mới và chính chủ, còn người nghèo thì không mua được. Thế nên, cần xem lại và xem kỹ điều luật này".

Cùng quan điểm này, Thoj Chj trăn trở: "Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động lớn từ việc làm này và đó là làm khó người dân nghèo. Nếu làm vậy thì những xe 3 triệu - 4 triệu ở các cửa hàng bán xe máy sẽ tự dư thừa vì không bỏ ra chi phí để sang tên đổi chủ".

Còn Joanh29 không giấu nổi sự bức xúc: "Chẳng lẽ phải có tiền mới có thể ra đường với những phương tiện giao thông hay sao, ngay cả nó chỉ là một chiếc Chaly?".

Một người có nickname Tienanhluong cũng bày tỏ quan điểm: "Các bộ nên nghĩ sâu vào vấn đề. Cuộc sống ở Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng. Họ muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Nếu một người phụ hồ mà đi mua xe cũ, giờ người đó đi đâu mất tích thì làm sao để kiếm được, đa số nước ta toàn xe mua lại, qua tay rất nhiều người. Như vậy ra quy định này chỉ có thể nhà giàu mới có thể đáp ứng được yêu cầu".

Một độc giả nhỏ tuổi có tên Nguyễn Hoàng Nhật Hòa cũng lên tiếng: "Cháu còn nhỏ nhưng cháu thấy rõ sự vô lý. Các nhà nghèo thì sẽ phải làm sao? còn những người làm nghề tài xế nữa, xe đâu phải của họ, chứng minh chính chủ thế nào khi họ có thể không làm lâu dài cho một chủ".

"Chưa thống nhất mà vẫn áp dụng xử phạt là mù quáng"

Ở một khía cạnh khác, nhiều người thể hiện thái độ không đồng ý với quy định xử phạt xe không chính chủ bởi cảm thấy phiền phức, rườm rà khi phải làm thủ tục sang tên đổi chủ, nhất là với những xe đã qua tay nhiều đời chủ hoặc "chính chủ" đã chết.

Bạn Giang Còi thành thật: "Nói thật với mọi người, nhà tớ có 3 xe máy nhưng chẳng xe nào chính chủ cả. 1 cái ô tô cũng không chính chủ nốt. Bây giờ bị bắt coi như xong. Giờ đi tìm chủ xe cũ cũng không biết đâu mà tìm".

Cùng quan điểm đó, bạn Trương Nguyễn Hoàng Dũng đưa ra câu hỏi: "Nếu gia đình nhà nghèo 4 người chỉ mua được một chiếc xe gắn máy, thì khi ra đường phải như thế nào, vác hộ khẩu gia đình đi để chứng minh được không? Tại sao ra nhưng cái luật hài vậy?".

Độc giả có nickname hdmanh8012 cho rằng: "Nếu chưa có cách giải quyết mà vẫn làm là mù quáng. Không phải chỉ có mỗi việc không sang tên đổi chủ phương tiện đã không được làm nghiêm. Cơ quan chức năng đã buông lỏng quá lâu để tình trạng quá tràn lan rồi. Bây giờ bất ngờ siết lại thì khác nào đưa người sử dụng phương tiện vào tròng. Nếu muốn tiện trong công tác thì phải có phương án hợp lý. Phải hướng dẫn người dân tháo gỡ vướng mắc đã chứ. Chẳng hạn trường hợp không liên hệ được người chủ cũ thì phải làm thế nào. Thủ tục đơn giản nhanh gọn mới được".

Khi mà đại diện Bộ Công an và Bộ GTVT đang có những phát ngôn trái ngược nhau thì việc xem xét thêm ý kiến người dân phải chăng cũng là một việc cần làm và nên làm trước khi đi đến quyết định cuối cùng hợp lòng dân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật