Cần trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình trước ‘mẹ mìn’

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ đầu năm 2013 đến nay, Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công an Trung Quốc giải cứu được gần chục em gái bị lừa bán sang biên giới. Tình hình tội phạm mua bán trẻ em qua biên giới tỉnh Quảng Ninh gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường phải trang bị đầy đủ kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng tự phòng vệ để các em tránh được cạm bẫy.
Cần trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình trước ‘mẹ mìn’
Công an huyện Vân Đồn đang lấy lời khai của 3 đối tượng buôn bán trẻ em.

Những cạm bẫy nguy hiểm

Kể về trường hợp em gái 15 tuổi vừa được giải cứu, Trung tá Nguyễn Xuân Dũng, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Móng Cái không giấu được lo lắng. Bởi những em gái bị lừa bán sang biên giới thời gian qua đều bị các đối tượng lừa gạt hết sức đơn giản. Sinh trưởng trong một gia đình cơ bản, nữ sinh này (ở phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả) nổi tiếng là trò ngoan, học giỏi. Nhưng bắt đầu từ lớp 8, V. quen với một nhóm bạn qua chát. Học hành sa sút, V. hay đi chơi đàn đúm với chúng bạn ngoài xã hội. Những bất thường của con gái lại không được cha mẹ phát hiện ra.

Tháng 6/2012, V. được nhóm bạn rủ đi chơi xa. Cô lén trốn bố mẹ và không thể ngờ chính những người bạn này lại hãm hại cô bằng cách đưa cô ra Móng Cái bán cho một Tú bà, rồi chị ta đưa V. sang Trung Quốc. Đầu năm 2013, nhận được đơn trình báo của gia đình nạn nhân, sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm, Công an TP Móng Cái phối hợp với Cục Công an thị xã Đông Hưng, Trung Quốc đã giải cứu được V. về nhà an toàn.

Mới đây, Công an huyện Vân Đồn đã khẩn trương điều tra, làm rõ, bắt giữ được nhóm đối tượng tham gia mua bán trẻ em là Bùi Văn Pháp và em trai là Bùi Văn Việt cùng vợ là Tằng Thị Dung, đều trú tại thôn Khe Ngái, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn.

Tại cơ quan CSĐT, 3 đối tượng này khai nhận: Do Pháp và Việt có chị gái là Bùi Thị Thư sang Vân Sơn, Vân Nam, Trung Quốc lấy chồng và thường xuyên liên lạc, môi giới "đặt hàng" tìm trẻ em gái ở Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm. Vì hám lợi nên chúng đã tìm kiếm những trẻ em người dân tộc Dao có hoàn cảnh khó khăn rồi "vẽ" ra "thiên đường" đi tìm việc làm với thu nhập hấp dẫn nên các em này đã ngây thơ tin theo. Năm 2011, chúng đã lừa và đưa được 5 em gái từ 14 đến 16 tuổi ở xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn và xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sang Vân Sơn, Vân Nam, Trung Quốc ép làm gái B.hoa.

Cần trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ mình

Theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh, số nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài có tới 70% là bị lừa, 30% còn lại là chủ động ra nước ngoài nhưng không biết mình đang bị lợi dụng. Tội phạm tham gia buôn bán người bị các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ có tới 98% là người tỉnh ngoài và chủ yếu là những phụ nữ người Việt Nam từng là nạn nhân của tội phạm buôn bán người sang Trung Quốc lấy chồng hoặc làm nghề mạ‌ּi dâ‌ּm, quay lại Việt Nam để lừa bán phụ nữ, trẻ em…

Với đặc thù như vậy, nên công tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn. Đã thế, số trẻ em bị buôn bán chủ yếu ở các vùng dân tộc thiểu số, nông thôn… trong khi đối tượng gây án thường là người từng trải, tinh vi, xảo quyệt và tổ chức qua nhiều khâu trung gian. Vì thế những người bị hại thường không biết mình đã bị lừa bán từ lúc nào và ai là đối tượng bán mình. Nhiều trường hợp mà ngay cả những nạn nhân được giải cứu trở về, hay trốn được về nước, họ cũng không có căn cứ để tố giác hành vi gây án của đối tượng bán mình. Có nhiều nạn nhân trở về biết rõ tên, tuổi, địa chỉ đối tượng lừa bán mình, nhưng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai sau này nên không dám tố giác, không tích cực cung cấp thông tin...

Một khó khăn nữa là sự buông lỏng quản lý của gia đình và sự kém hiểu biết về Pháp Luật, khiến một số trẻ em mới lớn bị kẻ xấu lôi kéo, lừa gạt, nhưng gia đình không kịp thời, tích cực cộng tác với cơ quan Pháp Luật. Cạm bẫy có ở xung quanh, nếu chỉ khư khư giữ con trong nhà hoặc kè kè bên con như một số người vẫn làm thì chưa ổn. Để các em tự bảo vệ mình thì công tác giáo dục, tuyên truyền, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho các em trước hết phải được thực hiện ngay chính trong gia đình.

Trang bị kiến thức phòng tránh, cảnh giác trước tội phạm buôn bán người cũng cần phải được các trường học hưởng ứng, tham gia và đưa vào các bài giảng hay hoạt động ngoại khóa.

Năm 2012, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh lập án, đấu tranh bắt giữ 8 vụ, 12 đối tượng phạm tội mua bán người. Ngoài ra, Công an TP Móng Cái còn phối hợp với Cục Công an thị xã Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc giải cứu 29 phụ nữ, trẻ em bị bán sang Trung Quốc làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm. Phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Rồng Xanh đưa 7 nạn nhân trở về với gia đình ở tỉnh Lai Châu, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và Cà Mau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật