Bi thảm chu‌yện tìn‌h cháu gái yêu chú ruột

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chị và chú dần xích lại gần nhau, ban đầu chỉ là những chăm sóc chú cháu thông thường…
Bi thảm chu‌yện tìn‌h cháu gái yêu chú ruột
ảnh minh họa

Đón chị ở sân bay, nhìn thấy chị bước ra từ phòng cách li, tôi muốn òa khóc. Gương mặt chị vẫn đẹp, nhưng mái tóc đã lốm đốm sợi bạc, dáng người bé nhỏ yếu ớt và đôi mắt chị đã hằn sâu những nếp nhăn đau khổ khó nói nên thành lời. Người đàn bà bé nhỏ tội nghiệp và khờ dại của gia đình tôi.

Hoài Thương là chị gái cùng cha khác mẹ với tôi. Những năm tôi còn nhỏ, gia đình tôi tương đối khá giả, tôi có hai người anh trai nghịch ngợm và thông minh. Mẹ tôi thì quanh năm tảo tần với việc quản lý các cửa hàng bán tân dược của cha tôi, sau khi sinh cho ông đủ nếp đủ tẻ, bà tự thấy rằng việc chăm con khỏe, con ngoan, đứa nào mặt mũi cũng thông minh sáng láng cộng với việc buôn bán làm ăn phát đạt thật sự là một kì tích lớn. 

Gia đình tôi sống êm ái vui vẻ chan hòa, kinh tế thì khá giả, các cô chú dì dượng xung quanh cũng được nhờ, được cha tôi gọi về phụ giúp công việc buôn bán hoặc cũng chuyển đến sống gần gũi xung quanh. Gia đình tôi đặc biệt yêu mến và thân thiết với chú Long, em út của ba tôi. Chú không giống ba tôi nhiều lắm, thâ‌n hìn‌h cao lớn, giọng nói sang sảng, vẻ mặt không đẹp trai nhưng gai góc, đàn ông. 

Trong nhà, chú là người ham học nhất. Chú đã đi học ĐH Y và trở thành dược sĩ để chuyên tâm phụ giúp cha tôi phát triển hệ thống cửa hàng thuốc. Chú còn giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. Đám trẻ anh em tôi và anh chị em họ ai cũng yêu mến chú, suốt ngày đòi chơi với chú, được chú mua quà hay khen ngợi là thấy tự hào lắm lắm.

Biến cố đầu tiên xảy đến trong gia đình êm ấm của tôi là sự xuất hiện của Hoài Thương. Năm tôi 12 tuổi, đột nhiên một ngày đi học về thấy trong nhà náo loạn, các anh trai tôi mỗi người một góc mặt mũi hoang mang lo lắng. Cha tôi ngồi trong phòng khách, mặt mày rúm ró khó tả với những cảm xúc mâu thuẫn lẫn lộn. Mẹ tôi gào thét ở xung quanh, bà xô đổ bàn ghế, mâm cơm… Những chai lọ bình hoa, đĩa sứ bà cưng như trứng mỏng hàng ngày cũng bị bà lôi ra đập vỡ. Chú Long thì ngồi ở một góc sân, dỗ dành cưng nựng nhỏ nhẹ với một người con gái cỡ chừng hơn tôi 3-4 tuổi. Tôi nhớ mãi ánh mắt lúc ấy của người con gái ấy, run rẩy hoảng sợ, nhưng vẫn có cái gì đấy biết ơn và đầy hy vọng, gửi gắm nhìn chú Long.

Hóa ra, nhiều năm trước, giữa lúc mẹ tôi có các anh tôi, giữa lúc mẹ tôi đang tảo tần buôn bán và giữa các chuyến đi lấy hàng xa, cha tôi đã có một cuộc tình vụng trộm với một người đàn bà vốn là bạn hàng trong miền Nam. Cuộc tình ngắn ngủi hay dài lâu, đậm sâu hay chỉ là hời hợt qua đường, sau này mẹ tôi và các anh em tôi chỉ có thể phỏng đoán chứ cha tôi không bao giờ hé răng kể lại. Chỉ có điều, người đàn bà ấy rốt cục đã có mang và sinh ra một đứa bé gái. Cha tôi đã không hề hay biết chuyện này, cho đến vài tháng trước, bà nhờ người tìm ông để nói ra sự thật rằng bà bị ung thư giai đoạn cuối và giao trả  lại cho ông đứa con gái mà ông chưa hề biết mặt. Không thể nuôi giấu Hoài Thương ở bên ngoài, cha tôi cắn răng đem Hoài Thương về nhà, hy vọng mẹ tôi sẽ tha thứ.

Rồi đúng là mẹ tôi đã tha thứ. Nhưng phần lớn công sức thuyết phục không thuộc về cha tôi mà thuộc về chú Long. Với những lý luận thông minh, hợp lý, sắc bén của mình, chú phân tích cho mẹ tôi thấy rằng lỗi lầm của cha tôi đã xảy ra rất lâu, trong những lúc xa nhà yếu lòng, rằng thật ra bao lâu nay cha vẫn yêu thương gia đình, người đàn bà kia đã khuất núi, giờ coi như mẹ tôi có thêm một người con gái nữa.

Mà đúng là gia đình tôi đã có thêm một người con gái nữa thật.

Hoài Thương đẹp. Mặt chị tròn, đôi mắt sáng, to, đen. Cái miệng chúm chím lúc nào cũng đỏ hồng với thứ giọng líu ríu nửa Nam nửa Bắc ngọt lịm làm các anh trai miền Bắc mê mẩn. Chị nhỏ nhắn nhưng lại có vòng 1 rất đáng ghen tị. Mái tóc đen dày mượt ngang lưng cũng đủ hút chết cả đám trai trong khu phố tôi.

Những năm ấy, sau khi cơn giận dữ của mẹ tôi qua đi, gia đình tôi lại có một thời kỳ có thể gọi là khá êm ấm. Gia đình tiếp tục làm ăn khấm khá, các anh tôi học hành giỏi giang, chú Long cưới vợ, một cô gái con một gia đình bạn hàng, sắc sảo duyên dáng, khiến sự nghiệp của gia đình chúng tôi thêm mở rộng và được củng cố. Cha tôi để bù lại lỗi lầm càng ra sức yêu thương, chiều chuộng chăm sóc gia đình. Mẹ tôi sau thời gian e dè, lạnh nhạt, cũng thấy cảm mến Hoài Thương, nhất là khi chị lại khéo léo, ngoan ngoãn và rất tình cảm. Tôi thì càng vui thích vì có thêm một người chị gái xinh đẹp, khéo léo. Mọi chuyện trên đời, những chuyện dấm dở, ngớ ngẩn của tuổi ô mai dậ‌y th‌ì tôi tâm sự với chị hết. Đó là chưa kể hàng đàn các anh bạn học, hàng xóm…ra sức hối lộ tôi để nhờ tôi đánh tiếng hoặc gửi quà cho chị.

Mà cũng không thể cưỡng lại chị được. Ở cô gái này có cái gì đó mỏng manh, yếu đuối nhưng lại ngọt ngào, khiến đàn ông cứ muốn nhào vào che chở. Điều đó là điều mãi sau này tôi mới nhận ra, chứ thật sự lúc đó, tôi chỉ biết chị tôi quá đẹp, quá mềm mại thu hút. Nhiều lúc, trong những lần hai chị em nằm tâm sự, chị kể về một người thương nào đó mà chị thương thầm nhưng không dám nói, rồi ngước mắt lên nhìn tôi, tôi lại thấy trời ơi, sao mà chị nhỏ bé như thể chị là em tôi vậy, giá mà tôi giúp gì được chị, rồi tôi lại thấy cái người mà được chị thương sao ngu ngốc vậy, được một người như chị thương mà không hiểu, không biết, không nhận ra, không đón nhận sao?


Biến cố thứ hai trong gia đình tôi, còn khiến mọi người náo loạn hơn sự kiện vài năm trước, là  Hoài Thương bỏ nhà đi. Cũng lại một buổi trưa đi học về, tôi bị chú Long chặn đường, kéo lên xe hơi (những năm 1997 đó có xe hơi là oách lắm), hỏi han rằng tôi thân với Hoài Thương, có biết Hoài Thương đi đâu không, có nghe Hoài Thương nói gì không? Chẳng hiểu ở nhà đã xảy ra chuyện gì mà Hoài Thương đã để lại một lá thư xin lỗi cha mẹ rồi bảo sẽ ra đi để mọi chuyện được yên. Cha mẹ tôi lo lắng bực dọc. Cha tôi thì một mực mắng Hoài Thương chắc lại hư hỏng bị thằng nào dụ dỗ bỏ nhà đi. Mẹ tôi thì lo lắng, gọi điện khắp nơi này nơi kìa, sai anh em tôi đi tìm khắp các nhà bạn bè của chị. 

Nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy chú Long lo lắng đến vậy. Chú bần thần cả người, và khi nghe tôi kể riêng với chú về chuyện Hoài Thương nói với tôi là thương thầm một ai đấy, chú vò đầu bứt tai, nhìn ra ngoài cửa xe đầy đau khổ và trong giây phút, tôi nhìn thấy môi chú mấp máy: Lỗi tại tôi.

Hoài Thương trốn đi không được bao lâu. Ba mẹ một người bạn học mà chị tới tá túc vài ngày trước khi lên tàu vào Nam trở lại đã báo cho cha mẹ tôi biết, cha tôi đã đến tóm được chị về, đánh cho một trận và nhốt trong nhà. Mẹ tôi hết lời can ngăn, nhưng cha tôi, chắc cũng vì đau lòng nên đã mắng nhiếc chị hết lời, nào là đồ gái hư, bỏ nhà theo trai, nào là làm mất mặt gia đình, nào là làm ông mang tiếng với họ hàng bạn bè…. Hoài Thương ru rú ở nhà mấy ngày sau đó, chỉ có tôi và mẹ tôi là được tiếp xúc với chị, chăm cho chị ăn uống. Mà thật ra chị cũng chẳng ăn uống được gì, người gầy rộc đi, suốt ngày chỉ khóc.

Vài ngày sau, chẳng biết bằng cách nào, Hoài Thương có được thuốc ngủ để tự tử. Cả nhà lại được một phen náo loạn khác. Tất nhiên chị được cứu kịp thời, nhưng trong lá thư chị gửi lại cho tôi, tôi chứ không phải ai khác, thì lại là một sự thật đủ sức khiến tôi và mẹ tôi choáng váng.

Người mà Hoài Thương yêu chính là chú Long. Ngay từ lúc được đưa về nhà, Hoài Thương đã nhìn thấy chú Long chính là người che chở, bảo vệ mình trong nhà nhiều nhất. Chú cũng là người thông minh, vững chãi và một điều không thể chối cãi là chú cũng để tình cảm của mình vượt qua ranh giới với cô cháu gái nhỏ xinh đẹp. Chị và chú dần dần xích lại gần nhau, ban đầu chỉ là những chăm sóc chú cháu thông thường. Càng về sau, chú Long càng mượn cớ dạy chị học thêm để có những lúc chỉ có riêng hai chú cháu. 

Theo như sau này Hoài Thương kể thêm cho tôi, có những lúc chú vào phòng chị chỉ với chiếc quần đùi trên người, vô tư nửa nằm nửa ngồi trên giường chị giảng bài. Có lần chú đã cúi xuống hôn chị, và chị bảo với tôi rằng chị không biết tại sao chị đã đáp lại, dù trong thâm tâm chị gào lên rằng đó là chú ruột của mình. Mối quan hệ thầm kín và ngang trái ấy đã kéo dài một thời gian, và vợ chú bắt đầu nghi ngờ…

Nhưng cái làm cho Hoài Thương cảm thấy bế tắc nhất, không phải là chuyện chú Long đã có vợ, mà là chuyện chắc chắn, chắc chắn đây là một mối quan hệ tội lỗi và không bao giờ có kết quả. Nhưng chú Long có vẻ không dừng lại được. Còn Hoài Thương, chị cũng không có đủ can đảm để sống tiếp trong nhà, giấu diếm những người thân mà lại có mối quan hệ lén lút với chính chú ruột của mình. Chính vì thế mà chị quyết định bỏ đi. Và khi bỏ đi không được thì chị đành tìm đến cái chết.


Tôi không rõ trong gia đình năm ấy có những ai đã được đọc lá thư của Hoài Thương. Cũng không rõ có những ai biết câu chuyện này. Chỉ biết là sau khi Hoài Thương xuất viện, chị trở nên im lặng, chỉ quanh quẩn trong phòng, không nói lời nào dù lúc nào cũng có tôi hoặc mẹ tôi hay một người giúp việc bên cạnh để đề phòng chị làm điều dại dột. Gia đình chú Long chuyển đi đến một căn hộ khác ở phía bên kia thành phố cho tiện sinh hoạt. Chú ít đến nhà tôi. Cha mẹ tôi cũng không nhắc đến chú nữa. Vài tháng sau, Hoài Thương hoàn thành thủ tục đi du học tự túc ở Mỹ. Cha tôi đã gửi gắm một người bà con ở bên đó lo chỗ ở, trường học và thậm chí tính cả chuyện mai mối cho chị một tấm chồng để chị có thể định cư bên đó đàng hoàng. Nếu chị muốn mua nhà, cha tôi cũng sẵn sàng cho chị vài trăm ngàn đô để mua.

Ngày Hoài Thương đi, cả nhà, trừ cha, khóc ròng.

Tôi nhớ mãi trước lúc chị bước vào cửa kính phòng cách ly ở sân bay, Hoài Thương ôm xiết tôi vào lòng, và thầm thì với tôi: “Chị xin lỗi, thật sự là chị cũng không biết vì sao, nhưng chị yêu chú ấy”.


Câu nói ấy ám ảnh tôi nhiều năm sau này, đến khi trưởng thành và có gia đình. Một mặt, tôi thương chị tôi, một mặt, tôi trở nên căm ghét chú Long. Lẽ ra với sự hiểu biết và nền tảng đạo đức của mình, chú phải biết những điều phải quấy và không nên để xảy ra những chuyện như vậy với chính cháu ruột của mình. Từ đó trở đi, trong lòng tôi, hình ảnh người chú mà gia đình yêu thương và kính trọng hoàn toàn sụp đổ, trong mắt tôi, ông chú ấy chỉ còn là một con đực không kìm chế được bản năng của mình trong một cái vỏ ngoài hào nhoáng đẹp đẽ. Khi tôi lập gia đình, tôi cũng không để gia đình mình tiếp xúc nhiều với chú Long. Một phần nào đó trong tôi hoàn toàn coi thường và ghê tởm người đàn ông ấy.

Cha mẹ tôi không bao giờ nhắc lại chuyện này, dù vẫn làm ăn với chú Long và vẫn điện thoại, chăm lo, hỏi han Hoài Thương. Nhưng cũng như những người đi xa nhà khác, Hoài Thương thưa dần liên lạc với gia đình. Chị đang học dở dang bên đó thì ngưng học, lấy một người Việt quốc tịch Mỹ và chính thức định cư ở đó. Số tiền cha mẹ cho chị để mua nhà, chị mở vài tiệm nail và có vẻ làm ăn khấm khá. Thỉnh thoảng chị viết thư mời cha mẹ và anh em tôi qua chơi, nhưng không nói gì về chuyện sẽ về Việt Nam. Anh trai tôi có dịp qua đó công tác, gặp chị, về nhà kể chị sống bình lặng và đầy đủ, nhưng không hiểu sao cứ có vẻ gì khắc khổ và không viên mãn…

Cho đến bây giờ, khi cha tôi ốm nặng, chị mới bay về để thăm cha…

Cuộc đời người ta có thể đổi thay chỉ vì một chuyến đi, cũng có thể đổi thay vì một sai lầm tuổi trẻ. Tôi nghĩ đến chú Long đang ở đâu đó bên kia thành phố, viên mãn và hạnh phúc với gia đình, con ngoan vợ đẹp và những cô bồ khác… Có thể chú đã không còn nhớ về câu chuyện này một cách chi tiết như tôi…nhưng chú đã không bao giờ ngờ rằng, lỗi lầm của chú đã vinh viễn thay đổi cuộc đời một con người, và đã lấy đi mất ánh nhìn hạnh phúc trên gương mặt của một người con gái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật