Hải quan Hoa Kỳ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của quốc gia

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) vừa chính thức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (ngày 1-3-2013).
Hải quan Hoa Kỳ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của quốc gia
Hải quan Hoa Kỳ kiểm tra hàng hóa XNK

Khi CBP được thành lập cách đây 10 năm, nước Mỹ đang trải qua một giai đoạn khó khăn với những nỗ lực phi thường để vượt qua những tổn thất của vụ tấn công khủ‌ng b‌ố ngày 11-9. Đứng  trước yêu cầu mới về bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia, chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định tái cơ cấu một số cơ quan chính phủ trong đó có việc thành lập Bộ An ninh nội địa và sự ra đời của CBP- một mô hình quản lý hải quan mới, hiện đại và phù hợp hơn với thực tế chính trị, kinh tế hiện nay. Với quan điểm, một cơ quan quản lý duy nhất các hoạt động tại biên giới, 60.000 nhân viên của CBP thực hiện nhiệm vụ quản lý hàng hóa, nhập cảnh trên toàn lãnh thổ quốc gia.

CBP đã có nhiều sáng kiến cùng với khu vực tư nhân, các cơ quan chính phủ thống nhất quy trình thủ tục thông quan, giảm chi phí thương mại. Tiêu chí hoạt động của CBP là minh bạch, hiệu quả và có khả năng dự đoán trước. Để nâng tính cạnh tranh quốc gia, CBP đang thay đổi cách làm việc với cộng đồng thương mại. Sự minh bạch của quy trình thủ tục và khả năng dự đoán trước rủi ro của các chuyến hàng chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Khả năng dự đoán được hoàn thiện với quy trình quản lý khai báo nhập khẩu đơn giản hóa. Quy trình này là một phần của những sáng kiến chuyển đổi thương mại của CBP, thống nhất dữ liệu khai báo của hàng hóa phục vụ quyết định kiểm tra hàng hóa. Nhờ đó, ngành công nghiệp có thể thực hiện công việc xếp dỡ sớm hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Đồng thời, CBP cũng được hưởng lợi vì khi nhà nhập khẩu gửi thông tin trước khi hàng đến để đánh giá rủi ro chuyến hàng liên quan.

Với những thay đổi của thương mại quốc tế, CBP cam kết phát triển hài hòa với sự đổi thay của khu vực tư nhân. Mối quan hệ chặt chẽ với khu vực tư nhân cho phép CBP hỗ trợ cho các hoạt động thương mại dựa trên việc tái cơ cấu tổ chức, quy trình thủ tục, quy trình kiểm soát. CBP chủ động xây dựng một môi trường hoạt động phù hợp để có thể quản lý tập trung các rủi ro vốn đang ngày càng tăng.

Với mục tiêu đó, cách đây 1 năm, CBP đã cho ra đời các trung tâm kiểm định và chuẩn mực (một mô hình cho phép tập trung nguồn lực vào hiện đại hóa quy trình thủ tục quản lý). Các trung tâm này có vai trò giúp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp và tập trung nguồn lực kiểm soát gian lận thông qua sử dụng các kinh nghiệm và thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu tại từng cửa khẩu, từng thời gian khác nhau.

Với mục tiêu tập trung các nguồn lực của CBP, các trung tâm hỗ trợ các đối tác, dự đoán trước những cản trở đối với quy trình thủ tục, phát hiện những vùng xấu trong môi trường hoạt động. Hiện nay, CBP có 4 trung tâm kiểu này đang hoạt động và trong năm 2013 sẽ có thêm 2 trung tâm nữa.

Trong Thế kỷ 21, CBP quan tâm đến cân đối giữa tạo thuận lợi cho thương mại và kiểm soát thương mại. Đây là hai yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của CBP và có sự tương tác với nhau. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, CBP nhận thức tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong quản lý biên giới và thương mại.

Do thực tế hiện nay, các lợi ích kinh tế đều liên quan đến nhau và mang tính liên kết khu vực và quốc tế nên trong 10 năm qua, bằng cách xây dựng quan hệ đối tác trong và ngoài nước, CBP đã hoàn thành các mục tiêu để ra. Có thể kể đến hàng loạt chương trình hợp tác quốc tế được khởi xướng bởi chính phủ Mỹ mà cụ thể là CBP như: Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại- SAFE, Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt- AEO, Chương trình đối tác Hải quan- Thương mại chống khủ‌ng b‌ố- C-TPAT… CBP có vai trò quan trọng trong xây dựng khái niệm của AEO được quy định trong SAFE. CBP cũng chia sẻ những nguyên tắc và khái niệm cốt lõi của C-TPAT hiện có sự tham gia của hơn 10.000 công ty để bảo vệ thương mại hợp pháp.

Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đánh giá cao những đóng góp của CBP cho lĩnh vực an ninh và thương mại. Chính sự kết hợp hai sứ mệnh quan trọng: an ninh và tạo thuận lợi trong thời điểm hiện nay đã thể hiện một bước chuyển quan trọng về mô hình cơ quan quản lý biên giới hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu mới. Sau khi CBP được thành lập, một số quốc gia như Canada, Australia, Anh… cũng đã có những thay đổi tương tự.

Điều  đó càng chứng tỏ rằng vai trò của cơ quan Hải quan nói chung ngày càng được củng cố với những quyền hạn, chức trách mới. Điều đó càng đúng trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi sức cạnh tranh của một nền kinh tế không chỉ thể hiện qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà còn phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường chính trị- xã hội của nền kinh tế đó. CBP thực sự là một ví dụ điển hình cho việc nắm bắt xu thế mới, vừa đảm bảo hoạt động hiệu quả và vừa không cần thêm những khoản chi làm nặng gánh  ngân sách quốc gia

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật