Hồi hộp đi lùng hà mã ở châu Phi

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hành trình đầy tính mạo hiểm bởi hà mã được coi là loài động vật hay tấn công người nhất châu Phi.
Hồi hộp đi lùng hà mã ở châu Phi
Ảnh minh họa

Châu Phi nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, hệ động, thực vật phong phú, là điểm đến mới nổi trong bản đồ du lịch thế giới. Một trong những hoạt động thú vị nhất khi tới “lục địa đen” là chèo thuyền ngắm hà mã.

Có lẽ ít người biết nhưng chính hà mã chứ không phải sư tử hay hổ là loài động vật nguy hiểm nhất châu Phi. Số lượng người bị tấn công bởi loài vật này hàng năm được thống kê là nhiều nhất so với các loài khác. Chính vì vậy, cuộc hành trình rẽ nước, len lỏi trong những bụi lau, lách và hoa súng tìm kiếm hà mã càng thêm phần mạo hiểm, gây phấn khích cho nhiều người.
Hành trình thường bắt đầu từ vùng đầm lầy thuộc đồng bằng Okavango, Botswana, là “ngôi nhà chung” của nhiều loài chim, thú, cây cỏ và các bộ tộc châu Phi.
Đồng bằng Okavango vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, hầu như chưa bị thay đổi nhiều ngay cả khi đã trở thành điểm du lịch. Chính quyền Botswans giới hạn lượng khách du lịch mỗi năm, với nỗ lực bảo tồn khu sinh thái hiếm có này.
Tới Okavango, du khách được ngồi trên một chiếc thuyền có động cơ, đặc trưng địa phương được gọi là makoro.
Những người lái thuyền makoro phục vụ du khách hầu hết là dân chài địa phương. Nhờ có kinh nghiệm lâu năm trên sông nước, họ biết cách chèo thuyền an toàn, tránh xa những nguy hiểm khi đối mặt với hà mã.
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa khô ở châu Phi, cũng là thời gian lý tưởng nhất để đến ngắm hà mã. Cả vùng đồng bằng ngập trong nước mưa, đổ xuống từ cao nguyên Angolan, cách đó 500km.
Mặc dù mục tiêu chính là ngắm hà mã nhưng khi chúng nổi lên khỏi mặt nước, ai cũng hồi hộp, nín thở.
Do da thường xuyên bị khô, hà mã thường trầm mình trong nước cả ngày. Chúng tiết ra một thứ chất lỏng màu đỏ trên da (từng bị hiểu lầm là máu) như một loại kem chống nắng.
Ngoài hà mã, du khách tới Okavango còn có cơ hội ngắm nhiều loài chim, thú quý hiếm, di chuyển thành bầy, đàn như hồng hạc, sư tử, hổ, bồ nông…
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật