Chấp nhận thất bại?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiến sỹ Vũ Minh Khương - Đại học Harvard (Hoa Kỳ) từng nói: Thất bại là không đạt được kết quả mục đích như dự định, trái với thành công. Theo cách tư duy thông thường, thất bại chính là những món nợ nặng nề khiến chúng ta mất đi tính dám nghĩ dám làm và trở nên cẩn thủ. Quan trọng hơn, chính từ thất bại, tạo ra thất bại khác nhiều người quên rằng, thất bại chính là một tài sản quí giá mà phải trả giá đắt mới có được.
Chấp nhận thất bại?
Phân luồng giao thông nội thành Hà Nội - một việc khó khăn

âu chuyện trên, nếu gắn với sự việc cuối tháng 9-2011, thành phố Hà Nội ầm ĩ ra quân phân làn trên 5 tuyến phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Giải Phóng, phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu, Kim Mã - Nguyễn Thái Học, thì thấy quá rõ cái gọi là thất bại được báo trước. Nên nhớ trước đó, Hà Nội đã 3 lần từng tổ chức phân làn vào các năm 2003, 2006, 2009 nhưng đều thất bại. Thế nhưng các bài học nhỡn tiền đó, vẫn không được người trong cuộc rút kinh nghiệm. Vì hiện tại, theo Sở GTVT Hà Nội, thành phố lại tiếp tục tổ chức phân làn trên các tuyến Quốc lộ 5, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải và Âu Cơ.

Rõ ràng, những "vết xe đổ”  trước đây chưa bao giờ khiến những nhà hoạch định thay đổi phương pháp.
"Tư duy càng khó thay đổi nếu nó trùng hợp với trào lưu chung của xã hội bởi các hiện tượng diễn ra phổ biến trong xã hội khác sẽ được áp dụng vào xã hội này, không ngừng củng cố thêm niềm tin và cách nghĩ hiện có của cá nhân hay chủ thể”, John Maynard Keynes, nhà kinh tế học lớn của thế kỷ 20, đã từng nhận xét. Thế giới, cụ thể là Nhật Bản rất thành công trong tổ chức phân làn. Việt Nam cũng sẽ thành công tổ chức phân làn. Đó là tư duy "đi nước ngoài” của một bộ phận quan chức, áp dụng những thực tiễn tiên tiến với một xã hội đang có bản chất bị bào mòn bởi chiến lược đầu voi đuôi chuột. Nó, dường như là sự khẳng định, một sự bắt buộc mang tính trào lưu chung, để áp dụng cho một hạ tầng giao thông chỉ có ở Việt Nam và nó sẽ thành công theo ý nghĩ chủ quan mang tính tư duy duy ý chí?
Thống kê của Sở GTVT Hà Nội, hiện tại thành phố có 8.489 km đường giao thông, đường trong đô thị ngắn và hẹp mặt đường dưới 11m chiếm 70%. Hà Nội thống kê chưa đầy đủ có trên 3,7 triệu xe máy, 400 nghìn ô tô, và một số lượng xe đạp, xe ba gác, xích lô chưa thể kiểm đếm. Từng ấy số lượng, nhồi nhét trong một mặt đường hẹp dưới 11m, phân làn liệu có hợp lý? Nếu so sánh với các trục phân làn ở TP Tokyo (Nhật Bản), rộng từ 24 - 32m, rõ ràng giao thông Việt Nam đang "gánh” những "món nợ” về mật độ giao thông, không gian giao thông, hạ tầng giao thông và tư duy tham gia giao thông… Chủ quan mà nhận xét thì tất cả đều yếu và kém.
Thế nhưng, các nhà hoạch định giao thông không dám chấp nhận thất bại của mình, khi tiếp tục đổ hàng nhiều tỷ đồng cho một thất bại. Đại diện của JICA, đơn vị hợp tác quốc tế tài trợ cho việc phân làn Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân năm 2009 theo chương trình "Phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội” đã từng nhận xét: Thất bại của phân làn đến chính từ bản thân giao thông Hà Nội, vốn chưa tuân theo kỷ cương, và thiếu nhiều yếu tố cấu thành. Theo kết quả nghiên cứu, đối với 1 dòng phương tiện chạy qua một mặt cắt mà chiều rộng của mặt đường có ít nhất 3 làn xe và phương tiện giao thông tham gia ít, thì tự thân nó đã được phân làn bởi các yếu tố tâm lý, và được điều chỉnh bởi luật giao thông đường bộ, ngoại trừ tại các giao cắt hoặc trong tình huống bất khả kháng (tắc đường, gặp tai nạn. . .). Vậy thì với những phố như Bà Triệu, Huế, Trần Khát Chân.., việc phân làn chưa bao giờ có kết quả. "Có lẽ, các ngành chức năng nên tìm phương án phân làn ra những cung đường sắp được hình thành (các cung đường có đầy đủ tiêu chí), hơn là cứ "đắm đuối” theo ý chủ quan, dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả”, báo cáo của JICA nhấn mạnh.
Phân làn giao thông - bỏ hay không? "Khó khăn nằm không phải ở cách tư duy mới, mà ở việc thoát khỏi được cách nghĩ cũ, cách nghĩ đã ăn sâu trong mọi ngõ ngách của não trạng chúng ta” - nhà kinh tế học John Maynard Keynes nói vậy. Do vậy, bỏ hay không bỏ, phụ thuộc vào quan niệm về thất bại. Thất bại chỉ sinh ra thành công khi tìm ra được những nguyên nhân của thất bại. Hoặc "Thất bại là mẹ của thành công” như cách nói của người Việt là vậy. Nhưng ở đây, trong câu chuyện phân làn giao thông nội đô Hà Nội, thất bại cứ hoài thất bại sao người ta vẫn làm? Thậm chí chưa làm đã biết trước thất bại, mà vẫn đeo đuổi, thì ai dám bảo đó là chuyện minh bạch, khách quan, khoa học?
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật