Quảng Ninh: Yên Tử ‘trầm lặng’ bất ngờ trong ngày khai hội

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thảm bại 0-4 trước một Milan bị đánh giá thấp hơn rất nhiều ở trận chung kết Champions League 1994 là một bài học có giá trị to lớn cho sự hình thành phiên bản “Dream Team 2.0” của Barcelona, được coi là đội bóng mạnh nhất trong lịch sử bóng đá.
Quảng Ninh: Yên Tử ‘trầm lặng’ bất ngờ trong ngày khai hội
Trận CK C1 năm 1994

Sự diệt vong của “Dream Team 1.0”

Đó là thất bại không tưởng vào thời điểm ấy. Barca của Johan Cruyff đã vô địch Liga 4 lần liên tiếp, và giành Cúp Champions League đầu tiên của họ tại Wembley 1992, trước khi đến Athens 1994. Bóng đá của họ tạo ra nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa những ngôi sao hay nhất thế giới bấy giờ và triết lý đi trước thời đại được HLV huyền thoại người Hà Lan đặt nền móng.

Nhưng cú đúp của Daniele Massaro, người đã lên nhận Cúp với áo đấu xin lại của “thần tượng” Hristo Stoichkov bên phía Barca, cùng hai bàn còn lại do công Dejan Savicevic và Marcel Desailly, đã nhấn chìm đội bóng xứ Catalunya. Đó là trận đấu mà tư tưởng bóng đá của Cruyff đã hiện ra trên sân với bộ mặt nhàu nhĩ nhất có thể.

Đó là dấu chấm hết cho “Dream Team 1.0”. 2 năm còn lại ở Barca, Cruyff không giành thêm chiến quả nào nữa, còn các ngôi sao thì lần lượt ra đi. Thủ môn Andoni Zubizarretta được thông báo rời Barca ngay sau thảm bại (anh sang Valencia). Michael Laudrup chuyển đến Real Madrid ngay mùa sau. Một năm sau, Romario trở về Brazil, khoác áo Flamengo, còn Hristo Stoichkov chuyển sang Parma.

Johan Cruyff, nhân vật trung tâm của phiên bản Barca ấy, cũng chia tay đội bóng này 2 năm sau ác mộng Athens, và không bao giờ trở lại ghế chỉ đạo nữa.
Sự tan rã nhanh chóng của phiên bản tưởng như hoàn hảo ấy cho thấy kết cấu quá mong manh của nó, và cú đánh trí mạng của Milan tại Athens đã biến kỷ nguyên ấy thành tro bụi.

“Dream Team 1.0” của Barca dưới thời Johan Cruyff

Sai lầm biến giấc mơ thành cơn ác mộng

Trong bài hồi tưởng về trận đấu lịch sử này đăng trên tờ Guardian cách đây vài ngày, Barca hiện ra như một kẻ kiêu ngạo bị trừng phạt đích đáng, một đội bóng cẩu thả thích tự bắn vào chân mình, và một đế chế không đủ bản lĩnh để đứng lên từ sai lầm.

Báo chí TBN bấy giờ viết rằng Barca mạnh nhất trong lịch sử giành thắng lợi trước một Milan chắp vá là điều đương nhiên. Johan Cruyff phát biểu rằng Milan, với lối chơi chỉ biết phòng ngự, không là gì trong mắt ông. Carles Rexach, trợ lý của ông Cruyff, thừa nhận: “Chúng tôi chẳng chuẩn bị gì, và cũng không tập trung. Athens mở màn cho sự kết thúc”.

Sự phức tạp của quá nhiều cái tôi lớn trong phòng thay đồ Barca năm ấy cũng thúc đẩy đội bóng tan rã: Laudrup không hài lòng với HLV Cruyff, Romario và Stoichkov hục hặc với nhau. Ngôi sao người Bulgaria thậm chí còn phát biểu như ra tối hậu thư: “Có tôi, thì không có Cruyff”.

Những sai lầm ấy phải chờ cho đến khi Pep Guardiola, một nhân chứng của thảm bại đã đánh sụp lâu đài cát ấy, ngồi vào ghế chỉ đạo của Barca và tạo ra một phiên bản “tiến hoá” lên cấp độ rất cao, thậm chí là cao nhất, trong lịch sử đội bóng này.

Kế thừa và sửa chữa

Guardiola từng bảo “Cruyff đã xây nên nhà nguyện, và chúng tôi chỉ phục hồi rồi cải tạo nó”.

Tư tưởng của HLV người Hà Lan đã đặt nền móng cho cả hai kỷ nguyên thành công nhất trong lịch sử Barca, với các nguyên tắc mang tính cách mạng: Sở hữu bóng, các đường chuyền có tính thông điệp cao (ví dụ như khi một cầu thủ tấn công nhận bóng trong tư thế quay mặt về phía phần sân đối phương, nếu đường chuyền đưa bóng đến hướng bên phải của anh ta, thì có nghĩa thông điệp ở đây là “hướng đó không có cầu thủ đối phương”), di chuyển ở đoạn ngắn, thông minh và đơn giản. Nhưng tạo ra tính cách và kết cấu tổ chức bền vững cho Barca là điều mà Cruyff không làm được.

Về mặt học thuyết bóng đá, Pep kết hợp tư tưởng Cruyff và các lý thuyết về chơi pressing được HLV người Argentina Marcelo Bielsa phát triển, đồng thời dựa trên sự tinh xảo trong kỹ thuật vốn có của người TBN để chơi ít chạm hơn nữa.

Về mặt kỹ thuật, ông đẩy mạnh trọng dụng các cầu thủ được đào tạo từ La Masia, tác động để CLB này gọi về các nhân tố La Masia “lưu lạc” (Fabregas, Pique), thậm chí loại bỏ những nhân tố “ngoại lai” (Yaya Toure, Samuel Eto`o, Ibrahimovic) dù họ xuất sắc đến mấy, để nhường chỗ cho các cầu thủ của lò đào tạo CLB.

Về mặt tổ chức, Barca cũng trao quyền vào tay các cựu cầu thủ đã từng được La Masia dạy dỗ nhiều năm. Thống nhất tư tưởng đã tạo ra các quyết định hợp lý và tạo sự đồng thuận cao.

Về văn hoá làm việc, sự tỉ mỉ đến quan trọng hoá vấn đề của Pep và Tito Vilanova khác hẳn với phong cách lãng tử thậm chí đôi khi đến mức cẩu thả của Cruyff. Sự cẩu thả trong chuẩn bị ấy, cộng thêm thái độ kiêu ngạo, đã khiến ông thảm bại trước Fabio Capello, vốn khắt khe, chu đáo và rất kỷ luật, ở trận chung kết Champions League 1994.

Thảm bại 0-4 trước Milan tại CK C1 1994 đã dạy cho Barca 1 bài học

Sự “tiến hoá” của Barca

Bằng những phương pháp trên, bóng đá do Cruyff đặt nền móng đã mang một tinh thần mới, và những sai lầm từng khiến “Dream Team 1.0” sụp đổ đã được sửa chữa một cách hoàn hảo.

Học thuyết tổng hợp của Pep và cách ông tin tưởng đến cực đoan vào các sản phẩm La Masia tạo ra một vòng tròn khép kín không những về tư tưởng bóng đá, mà còn về nhân sinh quan cho đội bóng này. Những xung đột về cái tôi và mâu thuẫn phe phái trong phòng thay đồ cơ bản được giải quyết triệt để, vì những ai trưởng thành từ La Masia sẽ chỉ còn một quốc tịch: Catalunya, với tính cách gần như được đồng hoá của các thành viên lớn lên từ ngôi trường này: Ôn hoà, khiêm tốn và chuyên nghiệp.

Sản phẩm hoàn hảo nhất của sự thay đổi ấy là Lionel Messi: Một thiên tài bóng đá không ỷ lại vào thiên tài của mình để hét vào mặt Ban lãnh đạo như Stoichkov cách đây gần một thập kỷ: “Hoặc HLV, hoặc tôi”.

Sự thống nhất và kế thừa bền vững ấy là điều mà “Dream Team 1.0” không bao giờ có được, dù đó là một tập thể với các cá nhân được đánh giá là hơn hẳn bây giờ, nếu so sánh theo từng vị trí (trừ ngoại lệ Messi). Chúng ta đã nhìn thấy đội bóng ấy đứng lên từ không ít thất bại, đứng vững ngay cả khi “kiến trúc sư” cho kỷ nguyên này là Guardiola đã ra đi, và chơi tốt ngay cả khi không có Tito Vilanova.

Khi sai lầm của lịch sử đã được sửa chữa, thì không có lý do gì để họ giẫm lên vết xe đổ của nó nữa, trước một đội Milan đã thoái hoá đi rất nhiều so với đội Milan đã dạy cho Barca bài học đắt giá tại Athens 1994.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật