24 điều cần làm trước khi sinh

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày sinh sắp gần kề, mẹ bầu cần làm gì trước khi bước vào cuộc “vượt cạn“ khó nhọc?
24 điều cần làm trước khi sinh
Hãy kên kế hoạch để chuẩn bị cho ngày sinh gần kề.(ảnh minh họa)

1. Ngủ, nằm, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc. Hãy làm tất cả những gì bạn cảm thấy thoái mái và tự do trên chiếc giường êm ái của bạn. Trong tương lai không xa, để thực hiện những việc này không phải là việc đơn giản.

2. Đến chơi với con của bạn bè, lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng những đứa trẻ sẽ khóc, hờn. Hãy chuẩn bị tâm lý để bị “tr‌a tấ‌n”.

3. Tìm một người trông trẻ hoặc chắc chắn sẽ có người trong gia đình giúp đỡ bạn trong ngày đầu sinh nở.

4. Lập danh sách các đồ dùng thiết yếu cho bạn và em bé sử dụng trong thời gian sinh nở. Chỉ mua trước những thứ thực sự cần thiết và tránh sắm sửa quá nhiều. Cần đến đâu sẽ mua tiếp để tránh lãng phí và không phù hợp.


Không nên sắm cả loạt đồ cho bé bởi có thể sẽ tốn kém không cần thiết. (Hình minh họa)

5. Thư giãn. Hãy làm mọi thứ khiến tinh thần và c‌ơ th‌ể của bạn được thư giãn thoái mái như đi massage, đọc sách, nghe nhạc hoặc tẩy lông. Thời gian sau này, bạn sẽ rất bận rộn, không thể có điều kiện tận hưởng những điều này dễ dàng.

6. Tâm sự thành thật và thoái mái với chồng về những mong muốn, suy nghĩ cũng như lo lắng của bạn về cuộc sống sắp tới. Cũng cần lắng nghe lại những cảm nhận của anh ấy nữa.

Chồng bạn không phải là người có thể thấu hiểu mọi điều bạn đang suy nghĩ. Hãy nói ra để được chia sẻ.


Mẹ bầu cần có chế độ tập luyện phù hợp. (Ảnh minh họa)

7. Thưởng thức cảm giác như bạn có tất cả các câu trả lời. Đây sẽ là lần cuối cùng cho một thời gian dài mà bạn làm!

8. Có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Không phải vì ăn cho hai người mà bạn tăng khẩu phần ăn mà cần ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng.

Bạn có thể ăn đồ ăn vặt khi đói, nhưng lưu ý không lựa chọn các loại thực phẩm nhiều đường quá. Sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến em bé. Mẹ bầu có thể lựa chọn quả việt quất hoặc chuối.

9. Việc tập thể dục trong thời gian mang thai sẽ giúp thai phụ tăng sức dẻo dai để khi vượt cạn dễ dàng thuận lợi hơn. Bà bầu luyện tập cần tuân theo nguyên tắc

- Phù hợp: chỉ nên tập vừa sức nhưng thường xuyên, thời gian tập không quá 30 phút.

- Mục tiêu: duy trì sức dẻo dai chứ không phải là cải thiện sức khỏe và thể lực của bạn.

- Thời gian: Bắt đầu với những bài tập ngắn không quá 15 phút /buổi trong những tuần đầu tiên, đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 có thể tập 30 phút.

- Loại hình : Các hoạt động như đi bộ và bơi lội có thể được thực hiện ở mức độ vừa phải.

Hãy xem xét điều kiện sức khỏe của bạn có phù hợp với chế độ tập luyện không, nếu có những bất thường xảy ra cần dừng tập ngay lập tức. Trước khi tập cần có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.


Hai vợ chồng cần chia sẻ và trao đổi với nhau về khoảng thời gian phía trước khi bé chào đời. (Ảnh minh họa)

10.  Trút bỏ những muộn phiền đang tồn tại trong tâm trí của bạn. Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố, thai phụ khó kiểm soát những cảm xúc của mình. Có thể bạn chợt vui rồi chợt buồn, đang vui vẻ nhưng bỗng thất vọng, sợ hãi. Bạn hãy nghỉ ngơi và thư giãn hoặc tâm sự với mọi người về trạng thái tâm lý của bạn hiện tại.

11. Mẹ bầu có thể tự thưởng cho mình 1 buổi mua sắm thỏa thích. Bạn có thể mua các vật dụng cho bản thân hoặc cho em bé như quần áo, giầy dép cho mẹ và bé.

Ngoài ra bạn có thể mua các vật dụng để trang trí lại nhà cửa và phòng của con. Đừng quên những khung hình để lưu ảnh của bé sau này.

12. Bạn có thể xem những bộ phim, cuốn sách mình thích mà không cần để ý nội dung của nó. Hãy cho mình 1 ngày làm biếng mà không cần để tâm những công việc bề bộn phía trước. Bạn có thể nhâm nhi 1 tách trà ấm. Và bạn sẽ biết cảm giác đó là như thế nào

13. Lên kế hoạch đi nghỉ cùng những người bạn gái vào ngày cuối tuần. Hãy giao lưu và chia sẻ cùng bạn bè để sau đó đón nhận khoảnh khắc thiêng liêng đang gần tới.

14. Bạn có thể đi bất kì đâu mà không cần biết là mình sẽ đi đâu. Đi để thoái mái và tận hưởng bầu không khí trong lành và cảm xúc hứng khởi đang có.

15. Ngủ. Bởi sau này bạn sẽ rất ít có thời gian ngủ khi bé ra đời.

16. Đừng né tránh những cảm xúc tiêu cực. Đôi lúc bạn có những cảm xúc tiêu cực về chính cha mẹ mình nhưng nó đã bị lẩn khuất trong góc vô thức và lãng quên.

Hãy tìm xem lý do vì sao bạn có những hành vi tiêu cực ở thời điểm hiện tại. Liệu nó có quan hệ gì với quá khứ. Từ đó khắc phục và sửa chữa. Các vấn đề về hành vi sẽ có những ảnh hưởng di truyền tới thế hệ sau.

17. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm trong suốt thời gian mang thai, có thể là 3 tháng/lần.

Lưu giữ những bức hình trong suốt thời gian mang thai sẽ là những kỉ vật quý giá cho bé sau này. (Ảnh minh họa)

18. Khám nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng. Các vấn đề về nha chu, viêm lợi có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

19. Sắp xếp lại mọi đồ dùng trong nhà. Khi mang bầu, bản năng nội trợ của người phụ nữ sẽ được đánh thức. Bạn có thể sắp xếp lại tủ quần áo, xem lại các thực phẩm trong tủ lạnh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ…

20. Lên kế hoạch đi nghỉ vào khoảng giữa thai kì. Khi sinh con, bạn sẽ bận rộn để chăm sóc bé. Đợi tới lúc con cứng cáp để đi du lịch còn rất lâu.

21. Đi massage thư giãn toàn thân. Nên chăm sóc vùng da bụng bầu để ngăn chặn những vết rạn.


.
Massage chân rất có lợi cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

22. Đề ra  kế hoạch cho ngày sinh nở sắp tới.

23. Khi bé chào đời cần đến nhiều đồ dùng khác nhau, mọi thứ có thể sẽ trở nên bừa bộn.

Hãy sắp xếp ngăn nắp mọi thứ và ghi lại những thứ bạn đã có. Bạn có thể quên mất và sắm sửa quá nhiều thứ.

24. Có kế hoạch cho một buổi vui chơi thoái mái. Bạn sẽ là người phụ nữ quyến rũ nhất . Hãy rủ chồng đi ăn ở một nhà hàng lãng mạn hoặc mặc một bộ đồ gợi cảm nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật