Chót vót trên nóc nhà của các châu lục

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chúng mình mau đến đó khám phá thui nào. 1. Bắc Mỹ - Núi McKinley, bang Alaska, Mỹ

Còn được biết đến với tên Denali (“Vật Cao”), McKinley (tên đặt theo vị tổng thống William McKinley), thuộc miền trung Alaska, là ngọn núi cao nhất nước Mỹ nói riêng và toàn Bắc Mỹ nói chung với độ cao khoảng 6194 mét so với mực nước biển. Nó là một khối đá granite khổng lồ, được nâng lên trong hoạt động kiến tạo của vỏ Trái Đất từ cách đây 60 triệu năm. Trung tâm của núi McKinley ngày nay là Công viên Quốc gia và Khu Bảo tồn Denali.

Đây cũng là đỉnh núi cao thứ ba trên thế giới sau Everest và Aconcagua. Vì vậy mà McKinley trở thành một điểm đến lí tưởng để các tay leo núi chinh phục độ cao. Người lên đến đỉnh núi đầu tiên là Walter Harper, một thổ dân Alaska.

2. Nam Mỹ - Núi Aconcagua, Argentina

Aconcagua (“Á Căn Đình”), một núi lửa đã ngưng hoạt động thuộc dãy Andes hùng vĩ, là “nóc nhà” chính thức của châu Mỹ với độ cao 6959 mét. Sườn núi phía nam thì dốc đứng, trong khi phía bắc thì thoai thoải hơn. Nguồn gốc của cái tên Aconcagua đậm chất dân tộc này chưa được giải thích rõ ràng. Có người cho rằng nó bắt nguồn từ chữ Aconca Hue, theo tiếng Arauca có nghĩa là “đến từ một hướng khác”.

Hầu hết các tay leo núi đều muốn được một lần chinh phục Aconcagua bởi tính chất khắc nghiệt về địa hình và khí hậu nơi đây. Thời tiết lạnh giá và khô khốc, không khí rất loãng là những điều có thể “đánh gục” những tay mạo hiểm.

3. Châu Âu - Núi Elbrus, Nga

Đỉnh Elbrus là nơi cao nhất trong dãy Caucasus, thuộc miền nam nước Nga, gần biên giới Gruzia và cũng là cao nhất châu Âu, nhưng chiều cao chỉ đạt 4741 mét. Elbrus vốn là một băng sơn vĩnh cửu với một đỉnh băng và khoảng 22 sông băng bao quanh. Từ đó phát nguồn ra ba con sông lớn là Baksan, Malka và Kuban.

Đây là một ngọn núi dễ leo với những sườn dốc thoải, một điểm đến “khởi động” cho các tay leo núi chuyên nghiệp! Nhưng không vì thế mà nó hoàn toàn dễ chịu bởi thường xuyên có rất nhiều bão tuyết và gió lớn. Ngoài ra, Elbrus cũng được thiết lập một hệ thống cáp treo hiện đại để thuận tiện cho du khách lên đến gần đỉnh.

4. Châu Á - Núi Everest, Nepal

Đỉnh Everest, còn có tên khác là Chomolungma (theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “thánh mẫu của vũ trụ”), đã trở nên quen thuộc đến mức học sinh chúng ta cũng thuộc nằm lòng độ cao rất ấn tượng của nó: 8848 mét! Và hiện nay, mỗi năm nó vẫn cao thêm 2,5 xentimét. Điều này được cập nhật hằng năm nhờ một thiết bị GPS cấy vào lớp băng vĩnh cửu của điểm đá cao nhất.

Đỉnh của ngọn núi bị chia cắt bởi các sông băng Kangshung, Rongbuk và Khumbu, hình thành một kim tự tháp ba mặt khá rõ nét. Đây cũng là nơi có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt thường xuyên, không bao giờ vượt quá 0 độ C, trung bình khoảng… -330C. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để leo núi là từ giữa đến cuối mùa khô, khi mà nhiệt độ lên cao khoảng… -20C.

5. Châu Phi - Núi Kilimanjaro, Tanzania

Những ai từng xem phim “Vua Sư Tử” hẳn sẽ biết đến ngọn núi cao nhất “lục địa đen” Kilimanjaro, vương quốc của đức vua Simba. Đối với người dân bản xứ, Kilimanjaro không chỉ là biểu tượng cho sự vĩ đại của tự nhiên mà còn là nơi bảo tồn tuyệt vời dành cho thiên nhiên hoang dã.

Nằm tận độ cao 5839 mét nên trái ngược với những vùng thảo nguyên nóng bức, khô cằn bên dưới, Kilimanjaro từng sở hữu những chóp băng vĩnh cửu, tưởng chừng như không bao giờ tan. Nhưng gần đây, do hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng viễn cảnh xấu ấy sẽ trở thành hiện thực chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm nữa, sớm hơn nhiều so với dự đoán 20-30 năm nữa được đưa ra vài năm trước.

6. Châu Đại Dương - Núi Puncak Jaya, Papua New Guinea

Đảo new Guinea nằm ở phía bắc nước Úc tự hào khi sở hữu ngọn núi Puncak Jaya (còn gọi là Kim Tự Tháp Carstensz) cao 4884 mét, khiến cho nơi này trở thành đảo có đỉnh cao nhất thế giới. Về mặt hành chính, tuy Puncak Jaya thuộc Đông Nam Á nhưng trên phương diện địa lý, các nhà khoa học đều công nhận đây là “nóc nhà” của châu Đại Dương.

Dù có độ cao không “bằng anh bằng em” nhưng Puncak Jaya lại là điểm leo núi rất thu hút bởi đòi hỏi độ khó kĩ thuật cao của nó. Mặc dù nơi đây có xây dựng những mỏ khoáng sản lớn, nhưng việc mở rộng đường cho dân leo núi và du khách vẫn là điều rất khó khăn. Điều đó càng làm cho những người ưa mạo hiểm tò mò về ngọn núi “khó chịu” này.

7. Châu Nam Cực - Núi Vinson Massif

Vinson Massif là băng sơn cao nhất (4897 mét) của lục địa lạnh lẽo và cô đơn nhất, Nam Cực. Tên ngọn núi được đặt theo ông Carl Vinson, một hạ nghị sĩ Mỹ thường xuyên ủng hộ mạnh mẽ cho sự phát triển những cuộc thám hiểm khoa học ở châu lục này.

Về mặt địa lý, tuy khá cô lập với các vùng xung quanh nhưng có một điều rất thú vị là địa danh này chỉ cách cực Nam của Trái Đất 1200 kilômét nên được mặt trời chiếu sáng quanh năm. Thế nhưng, nhiệt độ của nó không vì thế mà ấm lên, vẫn giữ mức trung bình ở -300C! Nơi đây có khí hậu nhìn chung khá ôn hòa, tuyết rơi khá ít, mặc dù đôi khi gió mạnh là điều không thể tránh khỏi.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật