Những bài học của đàm phán

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi có ý định làm loạt bài nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris (1973-2013), lật giở lại những trang tư liệu xưa, chúng tôi tìm gặp ông với mong muốn hiểu thêm về cuộc đàm phán lịch sử ấy; hiểu thêm về câu chuyện của những nhà ngoại giao Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy.
Những bài học của đàm phán
Ảnh minh họa

Và ông- nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh- thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris năm nào đã say sưa chia sẻ với chúng tôi về những gì ông đã trải qua trong những thời khắc ấy.

Thưa ông, là một trong những thành viên của đoàn đàm phán, ông có thể kể đôi chút về diễn biến cũng như đặc điểm của cuộc đàm phán này. Nó có gì giống và khác so với các cuộc đàm phán khác?
Theo tôi, tất cả các cuộc đàm phán về cơ bản giống nhau là có 2 phe hoặc nhiều phe khác nhau cùng ngồi đàm phán và đó là cái chung nhất. Ở đàm phán Hiệp định Paris cũng thế.  Nhưng  cuộc đàm phán Paris còn có đặc điểm khác. Thứ nhất, đây là một cuộc đối đầu rất quyết liệt của 2 nền ngoại giao. Nếu nền ngoại giao của Mỹ là nền ngoại giao của nước mạnh, nước giàu nhất thế giới suốt  thế kỷ 20. Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố này là bởi, nếu không thấy được cái đối chọi giữa khó khăn như thế thì không thấy được bối cảnh lịch sử của đàm phán Paris lúc ấy. Thứ hai, về mặt quân sự, Việt Nam yếu phải đánh Mỹ mạnh. Chúng ta không thể thắng Mỹ trong ngày một ngày hai được; chiến tranh kéo dài đàm phán càng kéo dài. Thứ ba, cuộc đàm phán Paris là cuộc đàm phán có nhiều loại diễn đàn.  Diễn đàn giữa hai bên Việt Nam-Hoa Kỳ (diễn ra suốt năm 1968); Diễn đàn 4 bên kéo dài hơn 3 năm  (1969-1971) gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam; còn bên kia là Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Thứ tư, các bên đều sử dụng cuộc đàm phán này để nói cho bên thứ ba nghe. Nói cách khác,  tức là nói cho nhân dân thế giới nghe.
Vậy, vào thời kỳ đầu của cuộc đàm phán, ông cùng các đồng nghiệp tham gia vào đoàn đàm phán như thế nào?
Phải nói, tôi may mắn là một trong những người đầu tiên được thông báo về việc chuẩn bị đàm phán. Ngay sau đó, anh em chúng tôi bắt đầu tỏa ra tìm tài liệu có liên quan đến các cuộc đàm phán. Tiếp đó, chúng tôi lo tư liệu, nội dung lên án tội ác của Mỹ, lên án Mỹ xâ‌m lượ‌c làm nội dung tranh đấu; lên án chính quyền Sài Gòn bù nhìn- từ đó để đòi Mỹ  chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc.
Từ cuộc đàm phán Paris, ông thấy có thể rút ra được những bài học gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do nói chung, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nói riêng, thưa ông?
Kinh nghiệm tôi nhớ nhất, quan tâm nhất chính là phải nắm chỗ mạnh của ta, xoáy vào chỗ yếu của đối phương để mà đánh. Bởi vì mình bảo vệ độc lập chủ quyền bao giờ mình cũng ở phía chính nghĩa, người nào động đến độc lập chủ quyền và chủ quyền lãnh thổ của mình thì người đó không phải là chính nghĩa. Vì vậy, mình phải nắm lấy cái chính nghĩa xoáy vào cái phi chính nghĩa, phi pháp của họ. Giờ tôi thấy, tuyên truyền về điều này của chúng ta hơi yếu. Giờ với kinh nghiệm của đàm phán Paris, của cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền, tôi cho phải tuyên truyền mạnh hơn, nhiều hơn. Tờ báo nào không dám viết vì lý do này, lý do khác là yếu. Gần đây tôi có thấy báo Đại Đoàn kết, báo Thanh niên có nhiều bài hơn một chút về bảo vệ độc lập chủ quyền. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là nhiệm vụ thường xuyên bất di dịch của bất kỳ quốc gia nào. Cần coi đó là công việc của toàn dân nhưng trước hết các nhà lãnh đạo phải quan tâm từng ngày từng giờ. Bài học thứ hai là đề cao độc lập tự chủ. Đàm phán Paris gay go lắm, rất nhiều ý kiến đề nghị ta phải thế này, phải thế kia. Nhưng ta phải có độc lập, tự chủ, đánh theo cách của ta; đàm cũng theo cách của ta. Bài học thứ ba là đoàn kết quốc tế. Độc lập tự chủ phải gắn với đoàn kết quốc tế. Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Việt Nam luôn phải đối đầu với nước lớn, giàu mạnh hơn ta. Theo truyền thống của cha ông, nhân dân Việt Nam lấy tự lực, tự cường làm chính; nhưng phải biết vận dụng sự ủng hộ của quốc tế, ta thường nói là kết hợp sức mạnh thời đại. Bởi vậy độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế là điểm sáng chói trong đường lối ngoại giao quốc tế của Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Những câu chuyện về Hội nghị Paris Điều kỳ diệu mang tên Việt Nam!
Ngày 14-12-1972 trước khi lên máy bay tại sân bay Paris để trở về Hà Nội, anh Lê Đức Thọ dặn tôi: "Mình về thì nay mai chắc nó sẽ đánh Hà Nội bằng B52, việc này cậu đã biết. Cậu cần có kế hoạch hiệp đồng tốt với nhà trong trận đánh này”. Do đó về mặt ngoại giao trong 12 ngày đêm B52 đánh Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp lúc đó là Maurice Schumann và tôi ngày nào cũng có những cuộc gặp nhau, có lúc còn gọi điện thoại cả vào đêm khuya để thông tin tình hình và trao đổi ý kiến. Phía Pháp cần thông tin để có thái độ còn phía ta cũng muốn Pháp góp phần lên án Mỹ. Thực tế trong những ngày đó Chính phủ Pháp đã phát tuyên bố lên án cuộc đánh phá Hà Nội mà Mỹ gọi là Chiến dịch Linebaker-II. Đến ngày 30.12.1972 sau khi tôi báo tin thắng lợi của ta trong 12 ngày đêm bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, ông Schumann đã thốt lên: "Thật là kỳ diệu!”. Rồi ông đưa tôi ra thềm trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp gặp hàng chục nhà báo Pháp và quốc tế đang nóng lòng chờ sẵn ở đó để tôi thông báo cho họ về "điều kỳ diệu” ấy.
Trong thời gian này song song với các hoạt động ngoại giao trên, cũng đã diễn ra cả một chiến dịch vận động dư luận rộng rãi ở Pháp và Tây Âu do tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam, các hội đoàn người Việt Nam và bạn bè quốc tế phối hợp tiến hành. Cùng với 12 ngày đêm rực lửa trong trận "Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội giữa mùa Đông năm 1972 ấy cũng là những ngày đêm hừng hực nóng bỏng tình cảm của người Việt và bạn bè  của Việt Nam ở Pháp và các nước đấu tranh chống đế quốc Mỹ, bảo vệ Hà Nội anh hùng, bảo vệ đất nước của Hồ Chí Minh. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã chủ động đáp trả và toàn thắng trong chiến dịch "12 ngày đêm” bởi đây thực sự là thành công tất yếu của công tác dự báo tình hình. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau này được UNESCO vinh danh là "người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”, đã có lời tiên tri thiên tài lúc sinh thời: "Chỉ sau khi bị thua ta trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ mới thực sự chịu thua”. Suốt 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm, Tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng những đã giữ vững quyết tâm, củng cố niềm tin của nhân dân ta, mà còn dẫn dắt từng bước đi cho thắng lợi của dân tộc.
Võ Văn Sung
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp
Nguyên thành viên đoàn đàm phán Paris
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật