Phụ nữ Ấn Độ lo bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc mỗi ngày

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở Delhi giờ đã là tối muộn, và Geeta Misarvan, một phụ nữ xinh đẹp, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bước lên chiếc xe buýt vắng khách, nơi chứa đầy nguy cơ của những vụ lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc.
Phụ nữ Ấn Độ lo bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc mỗi ngày
Phụ nữ Ấn Độ phải đối mặt với hiểm họa xâm phạm tìn‌ּh dụ‌ּc mỗi ngày. Ảnh: AFP

"Nếu bạn đi một mình, hắn sẽ ngay lập tức tiếp cận bạn từ phía sau. Hắn sẽ lại gần bạn, cố gắng chạm vào c‌ơ th‌ể bạn", Misarvan, 34 tuổi, nhắc đến mối đe dọa mà phụ nữ Ấn Độ phải chịu đựng mỗi ngày khi di chuyển trên xe buýt.

Ở thủ đô Delhi, nơi số lượng nam giới áp đảo phụ nữ, đang dấy lên làn sóng lo sợ và bất bình trước vụ việc một nữ sinh bị hãm hiế‌p tập thể trên xe buýt và đã qua đời hồi tháng 12 năm ngoái.

"Quá đáng sợ", Misarvan nói. Có lần tôi quyết định yêu cầu kẻ đang quấ‌ּy rố‌ּi mình dừng ngay việc làm của hắn lại, nhưng tên này chỉ hét lên và bảo tôi hãy câm miệng."

"Thật bực mình, nhưng tôi có thể làm gì hơn? Nếu hắn ta tỏ ra hung hăng hoặc thô bạo hơn, thì không ai trên xe buýt chịu ra tay giúp đỡ tôi. Vậy là tôi chỉ biết chịu đựng và chờ chiếc xe dừng lại."

Cũng có đôi lần, Misarvan, mẹ của hai đứa trẻ, quyết định từ bỏ xe buýt và chọn xe ba bánh, thứ có giá rẻ hơn taxi, để di chuyển. Tuy vậy, cô vẫn thường phải dành tới 90 phút mỗi tối để về nhà bằng xe buýt.

Bùng nổ kinh tế đã mang tới cho Ấn Độ một lượng chưa từng thấy phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng các vụ quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trong cộng đồng.

Giống như nhiều phụ nữ đang đi làm khác, Poonam, 21 tuổi, thợ pha chế tại một cửa tiệm cà phê ở Delhi, thường xuyên phải làm việc tới khuya. Poonam cho biết cha mẹ cô chưa bao giờ hết lo lắng về vấn đề đi lại của con gái, họ liên tục gọi điện để đảm bảo cô vẫn được an toàn.

"Tôi muốn sử dụng xe ba bánh vì nó an toàn hơn. Nhưng chi phí đi lại cao quá, mà không phải lúc nào tôi cũng có đủ tiền. Do đó tôi vẫn tiếp tục phải chờ xe buýt, thứ chẳng bao giờ đến đúng giờ", cô nói.

Poonam, người từ chối cho biết tên thật, nói rằng xâm hại tìn‌ּh dụ‌ּc là một mối đe dọa thường trực. "Đó là tình trạng bất khả kháng. Nếu chia sẻ điều đó với bố mẹ, thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị ép phải ở nhà", cô nói.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết lộ trình tăng trưởng kinh tế sẽ không thể thành công nếu không có những "đóng góp tích cực" của phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc gia tăng lại đang khiến ngày một nhiều phụ nữ từ bỏ chỗ làm.

Những bình luận nhạ‌y cả‌m từ các chính trị gia và "những lời chỉa dẫn an toàn" vụng về từ cảnh sát chỉ làm gia tăng sự bất bình trong cộng đồng. Website của Cảnh sát Delhi từng đăng một thông báo đề nghị phụ nữ "chặn đứng" những kẻ tấn công tìn‌ּh dụ‌ּc bằng việc nôn mửa hoặc bằng các hành động điên rồ".

Chỉ vài ngày trước vụ cưỡ‌ּng hiế‌ּp làm rung chuyển Ấn Độ hôm 16 tháng 12, Raghuvashi, một sĩ quan cảnh sát cao cấp ở Mumbai đã khuyên các nữ sinh đại học hãy luôn đem theo ớt bột trong túi xách và sử dụng chúng khi bị đe dọa, hãng tin Press Trust of India cho hay.

Hiện tại, Misarvan, người thường xuyên phải một mình về thăm mẹ cô ở phía tây Delhi, đang tích cực dành dụm tiền để di chuyển bằng xe ba bánh thay vì xe buýt như trước đây.

Cũng như nhiều đồng nghiệp nữ khác, cô cố gắng rời văn phòng càng sớm càng tốt. Misarvan cũng cho biết, cô không tin rằng cảnh sát Ấn Độ có đủ khả năng để bảo vệ những phụ nữ vô tội.

"Chẳng có nơi nào an toàn", Misarvan, người phụ nữ đầu tiên trong gia đình cô có việc làm, nói. "Tôi đang rất lo lắng cho con gái mình. Liệu khi lớn lên, con bé có phải đối mặt với những vấn đề, những nguy cơ mà tôi vẫn đang phải đối mặt mỗi ngày hay không".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật