Khi teen “ hai tay “ ....“ hai dế “ !

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để cân bằng túi tiền trong cơn bão giá, nhiều bạn trẻ chọn cách xài cùng lúc 2 điện thoại: Một cái để gọi thì thường xuyên thay sim mới để được khuyến mãi, còn cái kia dùng để nghe.

“Gã dự bị” được việc

 
 
Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn, thế nhưng bạn hãy cân nhắc điều đó qua lời lý giải sau đây của Thanh An,sinh viêntrường ĐH Kinh tế TP.HCM:

"Xài 2 "dế" (điện thoại) rất tiết kiệm, một cái dùng để nghe, cái kia dùng để gọi. Cái dùng để gọi thì mình thường thay sim mới chứ không nạp tiền bằng cách mua thẻ, vì mua sim mới kinh tế hơn mua thẻ nhiều, do được khuyến mãi thêm tài khoản khá lớn".

Đây cũng là trào lưu chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Để thực hiện chính sách tiết kiệm, Thanh An chỉ bỏ ra khoảng vài trăm ngàn để mua thêm một "con dế" cũ và từ đó, bạn bè An đều ngạc nhiên vì mỗi lần cậu ta gọi đến đều là số điện thoại mới.

Vì thay sim liên tục nên mỗi khi liên hệ cho người quen, An đều phải thòng thêm một câu: "Mình vẫn xài số cũ bình thường, có gì cứ liên hệ với số đó, đừng gọi số mình đang gọi nhé".

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào lưu hai tay hai dế trong giới trẻ hiện nay là do phòng ngừa sự cố hết pin và mất sóng, cũng như tránh tình trạng tài khoản bị "phong tỏa" đột xuất.

"Thật ra xài hai điện thoại cùng lúc rất tiện lợi, nhiều khi máy này hết tiền hay hết pin, mình còn có máy dự bị, nếu không thì trong những tình huống cấp thiết mà không có gì để gọi thì bó tay luôn" - Trúc Diễm, vừa tốt nghiệp trường ĐH Mở TP.HCM nói.

Không những thế, theo Diễm, khi đi công tác xa, đến một khu vực nào đó thỉnh thoảng lại gặp trường hợp mạng này có sóng nhưng mạng kia lại "ò í e", nên khi có 2 máy xài hai mạng khác nhau sẽ thuận tiện hơn cho công việc.

Thú chơi mới của giới trẻ

Ngoài lý do cân đối ngân sách, một số bạn trẻ còn sưu tầm nhiều cái "alô" cùng lúc như một thú chơi. Nhóm của T.Huy, sinh viêntrường ĐH quốc tế RMIT thường tụ tập ở quán cà phê trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) để giao dịch điện thoại cầm tay. Mỗi thành viên trong nhóm của Huy đều có ít nhất 2 "dế" đời mới. Thỉnh thoảng cả bọn lại đổi điện thoại cho nhau để xài cho đỡ... ngán.

Không những thế, Huy và một anh bạn khác thường xuyên "săn hàng mới" về để mua đi bán lại cho các thành viên khác, lấy phần trăm chênh lệch kiếm tiền cà phê.

Một số bạn trẻ khác lại thích sưu tầm những "cục gạch" đời cũ. "Mình vừa mới tậu "con" này, nó nặng khiếp, nhưng thích vì thấy hay hay, vả lại bền lắm, rớt quá trời cũng chẳng hề hấn gì. Đây là điện thoại thứ 3 rồi, mình đang "săn" tiếp một "con" khác nữa càng to, càng lỗi thời càng tốt" - Phúc Hiệp, hiện đang làm thiết kế cho một công ty quảng cáo ở TP.HCM khoe cái "alô thời tiền sử" mới lùng được.

Tuy nhiên, từ khi có nhiều điện thoại, tần suất giận hờn giữa Hiệp và bạn gái lại gia tăng. Thỉnh thoảng, Hiệp lại bị bạn gái ghen bóng gió vì lý do không thể kiểm soát hết tin nhắn có "mùi lạ" trong các điện thoại của anh chàng.

Thực tế, con "dế" thứ hai còn là vật hữu dụng của những gã trai phóng khoáng. "Nếu muốn ve vãn thêm em nào đó ngoài người yêu, thì tốt nhất là dùng "dế" dự bị. Còn duyên thì còn sim cũ, hết duyên thì thay sim mới, im thin thít, lặn mất tăm. Thế là xong" - mộtsinh viêntrường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nói như thế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật