Lo lắng với vắc-xin nghi gây t‌ử von‌g cho trẻ

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng khi đọc thông tin về 3 trẻ t‌ử von‌g sau khi tiêm vắc-xin ở Nghệ An được báo chí đăng tải. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ tai biến sau khi tiêm vắc-xin ở Việt Nam là có nhưng không cao hơn thống kế của thế giới.
Lo lắng với vắc-xin nghi gây t‌ử von‌g cho trẻ
tiêm phòng cho trẻ -

Do đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Vì thế, Cục tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động tiêm chủng phòng bệnh cho nhân dân.

Lo lắng

Tại Hà Nội, chị Hoàng Thu Hiền, trú tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) cho biết chị vừa cho con 2 tháng tuổi đi tiêm phòng dịch vụ mũi 6 trong 1 đầu tiên tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.

Theo hướng dẫn, cháu còn tiêm 1 mũi 6 trong 1 ở tháng thứ 3 và 1 mũi 5 trong 1 ở tháng thứ 4.

Biết thông tin về loại vắc-xin 5 trong 1 (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib) mà 3 trẻ đã tiêm ở Nghệ An rồi t‌ử von‌g sau đó, chị Hiền không giấu được lo lắng.

“Không biết nguyên nhân thực sự khiến các bé t‌ử von‌g sau tiêm là gì, do vắc-xin hay do bệnh tật nào. Tôi đã theo dõi từ lúc thông tin mới được đăng tải đến lúc cơ quan chuyên môn lên tiếng, nhưng vẫn chưa thể yên tâm”, chị Hiền nói.

Nỗi lo của chị Hiền cũng là nỗi lo chung của nhiều phụ huynh có con đang ở độ tuổi tiêm phòng vắc-xin. Vấn đề này cũng hâm nóng các diễn đàn trực tuyến dành cho bà mẹ và trẻ em.

Các ý kiến phản hồi bày tỏ rõ mong muốn cơ quan chức năng làm sáng tỏ vấn đề này, bởi việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh là việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng các bé.

Theo tìm hiểu, loại vắc-xin mà 3 trẻ đã tiêm là vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem mũi 1 (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib) và vắcxin ngừa bại liệt mũi 1 OPV.

Vắcxin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất, được Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc từ năm 2010.

Thông tin mà Sở Y tế Nghệ An cung cấp cho thấy lô vắc-xin được tiêm cho trẻ ở huyện Quỳ Hợp còn được chuyển đến một số địa phương khác trên cùng địa bàn, song hiện chưa có báo cáo nào về biểu hiện bất thường sau tiêm chủng.

Tỷ lệ tai biến có nhưng không cao hơn thế giới

Ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, chiều nay (21/12) sẽ có cuộc họp quan trọng liên quan đến 3 trường hợp t‌ử von‌g sau khi tiêm vắc-xin ở Nghệ An.

Tuy chưa nói điều gì cụ thể về những trường hợp trên song ông Hiển cho biết tai biến sau khi tiêm vắc-xin ở Việt Nam là có nhưng tỷ lệ không cao hơn so với thế giới.

Cụ thể: Tai biến xảy ra sau khi tiêm viêm gan B ở Việt Nam là 0,56/1 triệu trường hợp được tiêm, các vắc-xin khác khoảng 0,9 trường hợp/1 triệu trẻ được tiêm.

Ông Hiển cũng cho biết số lượng phản ứng nặng sau tiêm ở Việt Nam là 0,5-0,9/1 triệu, trong khi thống kê thế giới là khoảng 1/1 triệu trường hợp tiêm. Như vậy, tức tỷ lệ tai biến sau khi tiêm ngừa vắc-xin ở Việt Nam không cao hơn.

Theo thống kê, tính từ năm 2007 đến nay đã có 55 trường hợp gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng, trong đó có 31 ca t‌ử von‌g. 14 trường hợp trong số 31 trường hợp t‌ử von‌g được xác định liên quan đến vắc-xin và dịch vụ tiêm chủng.

Trước thông tin 3 trẻ t‌ử von‌g sau khi tiêm vắc-xin ở Nghệ An, trong thông cáo chính thức của Cục Y tế dự phòng, ông Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng cho biết khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau.

Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Vì thế, Cục tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động tiêm chủng phòng bệnh cho nhân dân.

Hiện Cục Y tế dự phòng đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Bộ Y tế và nhà sản xuất kiểm định lại tính an toàn của vắc-xin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật