Người chết có thể “sống lại” trong 50 năm tới?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vòng 50 năm tới, các bậc phụ huynh bị mất con do tai nạn hoàn toàn có thể được gặp lại đứa trẻ ấy bằng cách tạo ra “bản sao” của chúng, nhà khoa học người Anh đã giành giải thưởng Nobel Y học năm nay dự đoán.
Người chết có thể “sống lại” trong 50 năm tới?
Louise Brown, “em bé ống nghiệm” đầu tiên trên thế giới, chào đời vào năm 1978. (Ảnh: REX FEATURES)

Ông John Gurdon, tác giả của kỹ thuật nhân bản ếch thập niên 50 – 60, người đã đặt nền móng giúp các nhà khoa học Edinburgh thành công trong việc áp dụng với cừu Dolly năm 1996, nói rằng sự phát triển của kỹ thuật nhân bản người có thể xảy ra trong vòng nửa thế kỷ tiếp theo.

Mặc dù vẫn còn một loạt vấn đề phức tạp về đạo đức nhưng nhà sinh vật học tuyên bố loài người sẽ sớm vượt qua mối lo ngại nếu phương pháp này thực sự hữu ích. Thụ tinh trong ống nghiệm cũng từng bị nghi ngờ vào những ngày đầu xuất hiện nhưng thực tế thì đến nay nó đã trở nên phổ biến sau sự ra đời của Louise Brown, “em bé ống nghiệm” đầu tiên trên thế giới, vào năm 1978.

Tuy nhiên, theo John, quá trình cải tiến phương pháp nhân bản chắc chắn sẽ phải được thực hiện kỹ càng trước khi áp dụng lên con người, vì phần lớn phôi thai động vật nhân bản ngày nay đều bị biến dạng.

Phát biểu trong chương trình The Life Scientific của BBC Radio Four, John nói vào thời điểm thành công với kỹ thuật nhân bản ếch, ông đã dự đoán nó sẽ được áp dụng ở động vật có v‌ú trong khoảng 50 năm và cũng có thể tiến hành trên người không lâu sau đó. “Lúc ấy, một phóng viên nổi tiếng của Mỹ từng hỏi tôi: “Khi nào những điều này có thể được thực hiện ở động vật có v‌ú hay con người?”, tôi trả lời: “Có thể trong khoảng từ 10 đến 100 năm gì đó”.

Ông nói thêm: “Quan điểm của tôi là bất cứ điều gì bạn có thể làm để giảm bớt nỗi đau hay cải thiện sức khỏe người khác đều sẽ được chấp nhận rộng rãi. Nói như vậy để thấy rằng nếu kỹ thuật nhân bản thực sự có ích cho cộng đồng, người ta cũng sẽ chào đón nó”. Nhân bản người có nghĩa là tạo ra cặp sinh đôi giống hệt nhau, và do đó, việc làm của bác sĩ chỉ đơn giản như việc “sao chép lại những gì mà tạo hóa đã sản xuất ra”.

Trong các bài giảng của mình, nhà khoa học tại Đại học Cambridge cho biết ông thường xuyên đặt câu hỏi: nếu một đứa trẻ chẳng may chết đi trong khi người mẹ không còn khả năng sinh nở thì việc tạo ra một đứa con khác bằng cách kết hợp trứng của mẹ và tế bào da của con đã chết nên nhìn nhận như thế nào?
“Trung bình có khoảng 60% ủng hộ”, ông nói. “Với những người không đồng ý, lý do họ đưa ra là đứa trẻ ấy sẽ cảm thấy nó chỉ là một sự thay thế. Nhưng nếu chính người làm cha làm mẹ muốn như vậy thì chẳng có lý do gì nên dừng lại”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật