Hiểm họa do uống thuốc lẫn nước trái cây

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các đồ uống từ nước ép trái cây đến cà phê có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc cũng như gây ra các mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe khi dùng kết hợp với một vài loại thuốc.
Hiểm họa do uống thuốc lẫn nước trái cây
Uống thuốc với nước hoa quả làm giảm tương tác của thuốc. (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Lesile Dye, chuyên gia nghiên cứu về ngộ độc y khoa đưa ra một số cảnh báo với bạn:

1. Nước ép bưởi

Nước ép bưởi tương tác tiêu cực với hơn 50 loại thuốc, bao gồm statin. Vì tác dụng của nó kéo dài hơn 24 giờ, nên cách đơn giản là bạn uống thuốc vào một thời điểm khác.

2. Nước ép lựu

Một enzyme có trong nước ép lựu có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc huyết áp.

3. Sữa, sữa đậu nành và đồ uống pha chế từ sữa

Canxi có thể cản trở hiệu quả của thuốc điều trị tuyến giáp. Bạn nên đợi tối thiểu 4 tiếng sau khi uống thuốc để thưởng thức các loại đồ uống giàu canxi.

Tránh uống thuốc với những đồ uống giàu canxi như sữa tươi, sữa đậu nành.

4. Caffeine (cà phê, trà xanh và nước tăng lực)

Caffeine có thể dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe khi dùng chung với các chất kíc‌h thí‌ch. Tránh dùng đồ uống có chứa caffeine khi uống thuốc ephedrine (hạn chế sự thèm ăn), thuốc điều trị hen và một số amphetamine (như Adderall).

5. Nước uống thể thao

Kali có trong các loại đồ uống thể thao có thể rất nguy hiểm khi bạn đang dùng một số thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp. Chuối cũng rất giàu kali.

6. Rượu (hoặc đồ uống tăng lực)

Không nên uống dù chỉ là một ly rượu vang hoặc đồ uống tăng lực trong bữa tối nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm; sự kết hợp này có thể gây đau đầu, huyết áp cao, nhịp tim nhanh và đột quỵ.

7. Chè xanh (với vitamin K)

Vitamin K, cũng có trong súp lơ và bông cải xoăn), có thể giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu như coumarin hoặc warfarin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật