Tạo mạch máu nhân tạo từ cổ đà điểu

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học Nhật bản đã sử dụng thành công mạch máu từ cổ đà điểu trong các phẫu thuật tim với hiệu quả ngăn ngừa đông máu gấp 2 lần những phương pháp cũ.
Tạo mạch máu nhân tạo từ cổ đà điểu
Mạch máu cổ đà điểu có ưu điểm không hình thành máu đông
Với hy vọng cấy ghép động mạch dễ dàng và hiệu quả hơn cho các bệnh nhân tim, một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng các mạch máu từ cổ chim đà điểu để tạo thành đường dẫn máu dài đến 30 cm trong phẫu thuật tim ở lợn.

Ông Tetsuji Yamaoka - người đứng đầu Cục Kỹ thuật Y sinh của Trung tâm não và tim mạch Quốc gia ở Suita (Nhật bản) đã cùng cộng sự nghiên cứu, sử dụng loại động mạch mới này trong phẫu thuật bắc cầu động mạch từ đùi trái và phải của 5 con lợn. Kết quả cho thấy các mạch máu mới máu chảy thông suốt, không có hiện tượng đông máu.

Thông thường, mạch máu được sử dụng là của người đã chết hiến tặng, từ sợi tổng hợp hoặc nhựa…nhưng nguy cơ hình thành máu đông rất lớn.

Ông Tetsuji Yamaoka cho biết động mạch cổ đà điểu được xử lý và lót bằng các phân tử nano ngăn ngừa máu đông. Hơn nữa, đà điểu có thể là nguồn cung cấp các mạch máu hẹp và dài một cách ổn định.

Theo lời ông Yamaoka, biện pháp sử dụng mạch máu nhân tạo cũng đã thành công ở động vật nhỏ như chuột. Tuy nhiên, để sử dụng được trên người cần phải được thu hẹp và kéo dài động mạch hơn nữa. Đối với phẫu thuật tim cần thêm ít nhất là 10 cm, và 20 cm cho phẫu thuật ở chân.

Nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp này sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong 3 năm tới.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật