Phát hiện thêm hành tinh có thể xuất hiện sự sống

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh có thể xuất hiện sự sống. Hành tinh mới phát hiện này, ngoài cái tên “ Siêu Trái Đất” còn được gọi là HD 40307g, nằm bên trong quỹ đạo của ngôi sao chủ, cách một khoảng phù hợp để nước có thể xuất hiện trên bề mặt của nó.
Phát hiện thêm hành tinh có thể xuất hiện sự sống
Ảnh minh họa

Hành tinh này chỉ cách Trái Đất của chúng ta khoảng 42 năm ánh sáng, điều này đồng nghĩa với việc kính viễn vọng trong tương lai hoàn toàn có thể cho chúng ta hình ảnh rõ ràng nhất – như các nhà nghiên cứu đã  cho biết.

“Quỹ đạo rộng của hành tinh mới này cho thấy khí hậu cũng như bầu khí quyển của nó vừa đủ để xuất hiện sự sống”, đồng tác giả nghiên cứu Hugh Jones,của trường đại học Hertfordshire tại Anh đã phát biểu. “ Cũng như chuyện Goldilocks thích cháo của cô ấy không quá nóng cũng không quá lạnh mà là vừa phải, hành tinh này hay những tiểu hành tinh khác nằm trong quỹ đạo giống Trái Đất- cách Mặt Trời một khoảng cách phù hợp, đều tăng khả năng xuất hiện sự sống trên đó.”

HD 40307g là một trong số ba hành tinh mới được phát hiện xung quanh ngôi sao chủ. Phát hiện này đã nâng tổng số hành tinh xung quanh hành tinh chủ này lên sáu tiểu hành tinh.

Tìm thêm những tín hiệu mới

Hành tinh chủ HD 40307 thì bé và ít sáng hơn Mặt Trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy ba “ Siêu Trái Đất” -  những hành tinh to hơn Trái Đất một chút – quay quanh ngôi sao chủ, nhưng tất cả đều nằm trong quỹ đạo quá gần để tạo ra được nước lỏng.

Trong những nghiên cứu mới đây, người ta đã phân tích lại hệ thống của HD 40307 bằng một dung cụ có tên gọi là High Accuracy Radial velocity Planet Searcher hay HARPS. HARPS là một phần của kính thiên văn European Southern Observatory cao 11,8 foot tại đài quan sát La Silla ở Chile. Thiết bị này cho phép các nhà thiên văn có thể nhận được những rung động nhỏ mà gây ra lực hấp dẫn hành tinh quay quanh ngôi sao chủ.

Công nghệ phân tích mới này cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện thêm ba siêu Trái Đất mới quanh ngôi sao chủ, bao gồm cả HD 40307g, được là lớn gấp 7 lần Trái Đất của chúng ta.

 

”HD 40307g có thể hoặc không phải là một hành tinh đá giống Trái Đất”, tác giả chính của nghiên cứu Mikko Toumi, của trường Đại học Hertfordshire nói. “ Nếu tôi phải đoán, tôi sẽ nói 50-50, nhưng sự thật là chúng tôi không biết hành tinh này lớn hay nhỏ, có nước hay chỉ có đá sỏi.” ông Toumi chia sẻ qua email với SPACE.com qua email. HD 40307g là hành tinh ngoài cùng trong số sáu hành tinh, quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách trung bình 56 triệu dặm ( 90 triệu km ). ( Như Trái Đất quay quanh Mặt Trời khoảng 93 triệu dặm ).

Hai hành tinh mới phát hiện khác có nhiệt độ quá cao để có thể hõ trợ sự sống, các nhà nghiên cứu cho biết. Nhưng HD 40307 -  chính thức là một  “ ứng cử viên” đang chờ xác nhận bởi các nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học. Hơn nữa, quỹ đạo của HD 40307 vừa đủ để hành tinh không bị xảy ra hiện tượng “ tidal locking” với ngôi sao chủ ( hành tinh không tự quay ) như mặt trăng với Trái Đất, các nhà nghiên cứu nói. HD 40307g có thể tự quay cũng giống như Trái Đất vậy !

Việc này “ làm tăng cơ hội xuất hiện sự sống giống như Trái Đất “ Tuomi phát biểu.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí uy tín Astronomy & Astrophysics.

Hoàn toàn có thể quan sát trực tiếp


Những “Siêu Trái Đất” cũng đã được phát hiện trong khu vực quỹ đạo của các ngôi sao khác. Cho ví dụ, hành tinh Kepler-22b được một nhóm phát hiện vào tháng 12 năm 2011 nhờ kính viễn vọng Kepler.Kepler-22b nằm các chúng ta 600 năm ánh sáng, nhưng HD 40307g chỉ cách chúng ta 42 năm ánh sáng- đủ gần để chúng ta hoàn toàn có thể quan sát trực tiếp!

“Những phát hiện như thế này rất thú vị, những hệ thống các ngôi sao như vậy sẽ là mục tiêu của các kính viễn vọng thế hệ tiếp theo, cả ở dưới mặt đát và trong không gian” David Pinfield của trường đại học Hertfordshire cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật