Dấu ba chấm

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nó là thằng cháu tôi, thằng cháu họ, gọi tôi bằng Dì mặc dù nó lớn hơn tôi một tuổi, nó đi học muộn thành thử tôi học cùng nó từ nhỏ, mãi cho đến lên cấp ba, thi chuyển cấp, tôi đậu trường Công lập, nó chẳng may rớt phải học trường Bán công. Từ đó tới nay, từ lúc học hết cấp ba cho đến thi tốt nghiệp, thì đại học ra trường rồi đi làm, tuy nhà chẳng mấy xa nhưng ít khi tôi gặp nó. Thỉnh thoảng nó đi ngang qua, cúi đầu cười là xong, có ai hỏi han gì đâu, bận bịu cả mà.
Dấu ba chấm
Ảnh minh họa

Sáng nay, tôi lên phường - nơi làm việc của tôi thì tôi gặp nó, nó cúi đầu chào, nhìn cái dáng cao lêu nghêu đến 1m85 mà lại ốm nhom của nó, khi cúi đầu tôi cứ phải cười: “Đã nói rồi, cao vậy cúi đầu làm gì, chào được rồi”, nó nhìn tôi cười: “quen rồi Dì”. Tôi có dịp hàn huyên với nó vài câu:

- Lên đây có việc gì không?

- Dạ! Con lên ký giấy sơ yếu lí lịch - Nó đáp lễ phép.

- Xin việc làm à - Tôi hỏi nó gật đầu thay lời đáp.

- Dạo này mầy học gì? Khi nào cưới vợ đấy?

- Con học xây dựng ở Sài Gòn đó, lâu lâu mới về, đi lại tốn kém lắm Dì, tiền xe cộ không có, con vừa học vừa tranh thủ làm thêm, tự lo việc học mà, tốt nghiệp rồi bây giờ về quê làm, người ta nhận rồi nhưng còn lo thủ tục hồ sơ.

- Cái này thì tao biết rồi, hồi giờ mầy vẫn tự lo chứ có ai lo cho mầy đâu, mà công nhận mầy giỏi, nể luôn đó! - Tôi nhìn nó với vẻ thán phục, nó chỉ cúi đầu cười một cách tội nghiệp.

- Thế yêu đương sao rồi, nghe nói mầy định xin việc xong rồi cưới vợ liền à, lần trước nghe Bác Hai (Bà ngoại nó) nói vậy.

Nó cười buồn bã, nhìn về xa xăm điều gì đó mà không trả lời, tôi lần dò.

- Chứ sao nói con đó hiền lành lắm, thương mầy thật lòng, nhà nó cũng chẳng khấm khá gì với lại ba mẹ lại chẳng để tâm chuyện giàu nghèo, thằng em nó ghét mầy cay cú, bây giờ vẫn chịu đó thôi, tao đã nói rồi, mầy con trai lo gì, cưới vợ sống với vợ chứ có sống với cả nhà vợ đâu, phải chi con gái sợ cảnh “làm dâu trăm họ”, hay không có tiền lo đám cưới.

- Không Dì... Cưới xin gì, có ai đòi hỏi to tát đâu, quan trọng là tình cảm, có thì rộn ràng không thì chủ yếu là ra mắt họ hàng thôi, thì con cũng nghĩ như Dì, khốn nỗi… ông bà nhà Hương (người yêu nó) không khắc khe giàu nghèo nhưng mà…họ không cho cưới vì… con không có cha (giọng nó nhỏ dần)… tiền bạc thì có là gì, cả hai đứa đều có học hành, nghề nghiệp ổn định, có thể yêu nhau, sống hòa thuận thì mình làm ra tiền, làm ra hạnh phúc chứ đâu phải tiền làm ra mình đâu Dì! Thôi Dì làm việc đi, con ký cái giấy rồi đi khám sức khỏe, sáng nay tranh thủ nộp hồ sơ luôn.

- Ừ đi đi! – Tôi đáp nhanh rồi cũng vội vào phòng làm việc.

Thư thái chút tôi nghĩ ngợi về nó, so với nó tôi hạnh phúc gấp trăm lần, vì tôi có cả cha lẫn mẹ để yêu thương.

“Không có cha”… nghĩ về điều đó tôi chạnh lòng, ai mà chẳng có cha, không có cha thì ai sinh ra nó nhưng cái quan trọng là… cha nó bỏ rơi nó vậy thôi. Nghĩ về chu‌ּyện ngư‌ּời lớ‌ּn kể về nó: Hồi trước chị Năm (mẹ nó) và cha nó yêu nhau, cũng không biết có yêu không nhưng cho đến khi người ta thấy chị “phát triển bụng” thì mới tìm “Chủ nhân”, cha nó cũng thú nhận nhưng chẳng cưới hỏi gì, bên nhà cha nó nói vô tâm: “Con gái hư thì ráng mà chịu, chắc gì là cháu nội tôi đâu mà đem về”, cái thời xa xăm ấy, mẹ nó chỉ tủi mà khóc, giá như có thể chết được thì cũng đã chết rồi, ngặc cái nỗi, nghĩ cho nó, nghĩ cho bà ngoại nó… anh chị, hàng xóm láng giềng an ủi: “họ nói cứng vậy thôi, mầy cứ đẻ nó ra, rồi người ta cũng nhận cháu, đứa bé không có tội, không nhận, con mình mình nuôi, giết một sinh linh là tội lớn lắm”. “ừ, cứ nuôi nó lớn lên, xem nó giống thằng cha nó thì biết”. Nghĩ vậy chị sinh nó thật với lại phá làm sao được khi nó cũng đã quá lớn tháng rồi.

Nó sinh ra, một thằng con trai, bà con đỡ đần, chắc nó cũng hiểu cái phận của mình nên ngoan hiền, để mẹ bỏ ở nhà với ngoại mà đi cấy, đi gặt, đi bốc gạch để mà nuôi nó, dạo nó còn bi bô tiếng baba đã bị hàng xóm chửi thậm tệ, cha nó cũng có thăm nó nhưng khi còn nhỏ thôi, khi nó đi học thì chẳng còn thấy tăm hơi đâu hết. Lúc nó học lớp 3 vào nhà tôi chơi mẹ tôi hỏi “Dạo này ba con có về thăm con không?” Nó lắc đầu, “Con nhớ ba không?”, nó ngây thơ: “Cha con lớn, không nhớ con thì thôi, làm sao con nhớ ổng được, bây giờ gặp ngoài đường con cũng không biết”. “Không ai chỉ con à?” “Chỉ làm gì bà Sáu, mẹ nói, khi nào lớn lên mẹ chỉ, chỉ cho biết một nửa máu trong người là của người ta, chứ không được gọi là cha”. Nghe nó nói, mẹ tôi rơm rớm nước mắt, tôi chả hiểu gì, và nó cũng vậy nó chỉ nói theo y như cái câu mẹ nó nói. Sao cuộc đời khốn nạn vậy nhỉ?

Nó cứ vậy lầm lũi qua ngày, chẳng cần chi thằng cha như cha nó, nó vẫn ngoan hiền, lễ phép, học hành, lại giỏi giang, nó tự lo cho nó, lo công việc cả gia đình để mẹ nó, dãi nằng dầm sương để nuôi nó ăn học, nó đảm đang hơn cả con gái trong xóm. Học lớp 6 nó đã có thể đi phụ hồ, làm mướn tự nuôi thân, vì nó có vóc dáng cao to, màu da chắc nuội chẳng khác trai tráng đôi mươi, ai cũng thán phục nó và thương nó. Nó càng lớn càng giống cha nó như đúc, ở với mẹ không giống mẹ mà cả giọng nói cũng giống cha, thành thử người ta thương nó bao nhiêu thì ghét cha nó bấy nhiêu.

Học lớp chín nó cũng biết cha nó là ai, nó cũng biết nhà cha nó nhưng nó cũng có lòng tự trọng của thằng con trai: “Cha con, có bỏ con thì cũng là cha con, con không ghét được, chỉ cần nhận con là con của ông ta thì con bỏ qua hết, tên con mẹ lấy họ mẹ có lấy họ cha đâu, nhưng cha vẫn là cha thôi, nhưng ông ta không cần mình, thì mình cũng chẳng cần phải vướng víu, bao nhiêu năm qua con vẫn sống tốt mà không cần cha”. Nó khẳng định như  đinh đóng cột khi tôi hỏi: “Mầy có tìm cha mầy chưa?”.

Hồi ấy viết văn, cô cho đề: “Nếu như em có một đều ước”, tôi đã viết về anh trai, người quan trọng nhất với tôi đã bỏ tôi đi năm lớp tám, tôi không tin là anh ấy đã mất nên vẫn ước rằng mình sẽ gặp anh ấy ở một nơi nào đó, tôi viết văn cũng khá, bài ấy tôi được tám điểm rưỡi, cũng bình thường thôi, nhưng… Với nó thì khác, nó học văn không giỏi một kỷ lục cho nó, bảy điểm rưỡi. Nó được xem là sự tiến bộ rõ nét sau những ngày học chung với tôi, cô dạy văn khen cả tôi và nó nhưng tôi biết, đó là thành tích của nó, vì… đề văn này khiến tôi không có tâm trạng để giảng giải cho nó cách làm. Ai cũng có thể đoán nó viết gì

“Giá như có một điều ước, em ước mình sẽ chẳng bao giờ được sinh ra, không sinh ra… ví như bây giờ em chưa từng tồn tại, em sẽ không là vết dơ để người đời nhìn mẹ, nhìn bà con dòng họ ngoại mà xì xào, em sẽ không là cái bóng mập mờ đâu đó ám ảnh con người xa xăm đã sinh em ra mà không dám nhận con…”.

Chính cách vào đề táo bạo đã thu hút cô dạy văn, dù câu chữ của toàn bài văn không hay lắm, với nội dung của nó người ta có thể viết hay hơn, nhưng với nó như vậy là khá lắm rồi, nó cũng biết cô chấm điểm khá cho nó vì nội dung chứ không phải cách hành văn nó giấu bài văn đó thật kỹ trong cặp như một báu vật, nó bảo: “Không phải vì nó điểm cao mà vì đó là điều ước”.

Nó chẳng bao giờ nhắc tới cha nó nếu như không có ai hỏi nó, nó bây giờ vẫn vậy, nó vẫn không ghét cha, nhưng thương thì chắc chẳng có được. Mẹ nó lấy chồng khác, ông ấy chỉ ăn không ngồi rồi, làm gì cũng chẳng thành, tôi xót xa, như vậy có bất công với nó không: “Mầy không nói gì à, để mẹ mầy lấy chồng như vậy không công bằng với mầy”, nó bảo: “Nhưng nếu con không đồng ý thì không công bằng với mẹ, vốn dĩ chính con đã tạo thiệt thòi cho mẹ rồi con gì…” tôi chợt thấy mình vô tâm quá và uy nghĩ chẳng rộng lượng như nó. Dượng nó về ở với nó, rồi nó cũng có em, nó lễ phép với dượng như cha, và nó thương em nó như em ruột, nhìn nó chăm bẵm thằng bé mà hàng xóm đau lòng, trêu đùa: “Quăng nó đi cho rồi, phải em mầy đâu mà thương”. Nó cười và nựng nịu: “Sao quăng được bà Ba, bà cứ đùa, em con chứ em ai, mẹ con sinh ra mà, phải không em!”.Tôi không biết mình sẽ sống như thế nào khi lâm vào hoàn cảnh của nó.

Thằng em theo nó như đỉa, thương anh nó lắm, đi đâu cũng có em, có anh, đôi lúc nó đùa: “Mầy đâu có dòng họ với tao đâu mà theo, tao họ Trần, mầy họ Nguyễn mà”, thằng em cũng dẻo miệng, khôn đáo để: “Nhưng mẹ đẻ anh hai trước rồi đẻ em sau mà”, nó thấy vui vì mẹ có gia đình, đôi lúc nó cười: “Mẹ có gia đình hạnh phúc rồi, con cũng hạnh phúc vì bây giờ mẹ đã có chồng, em con may mắn, có cha, con cũng vui vì cũng có dượng, dượng không tốt với con nhưng tốt với mẹ và em con, dượng con không ra tiền nhưng cũng không làm cho mẹ con khóc”. Tôi học nó cách phải vượt lên mọi hoàn cảnh để lạc quan. Đôi lúc xa xăm mẹ tôi hỏi vẩn vơ: “Nếu con là nó thì con có sống được như nó không?”

Tôi lắc đầu, nhìn xa xăm bâng quơ nói: “Mất anh con đã không thể chấp nhận, huống chi… chẳng thà cha con chết chứ cha con mà còn sống sờ sờ đó mà vô tâm vậy con chẳng để yên được đâu, con có thể chia sẻ cho ai bất cứ cái gì con có nhưng ba, mẹ của con thì là duy nhất không ai xâm phạm được, thử thử xem, cha con mà con không thể gọi bằng cha thì ông ta cũng chẳng thể gọi ai khác là con”. Mẹ tôi cười: “ghê quá! Vậy nên cô mới là công chúa của ba cô đó!”.

Nó định cưới vợ, nhưng có lẽ chẳng mấy suông sẻ rồi, bên nhà người ta đòi hỏi cái mà nó không có thì khó thật, người ta chỉ cần người đó về uống ly rượu và nhận là con dâu, để con bé biết cha của nó, khó khăn rồi đây… con sinh ra mà còn không nhận cahwngr lẽ lại nhận dâu, nó đâu đầu vì chuyện này, cố gắng thuyết phục. Xét cho cùng, liệu ông ta có xứng đáng nâng chén rượu từ đứa con dâu để uống chúc mừng đôi trẻ, nếu ông ta có làm được điều đó thì chẳng hẳn ông ta nên bán lương tâm mình đi, vì nếu không nó sẽ lên án ông ta từng ngày… Mà biết đâu, ông ta đã ném mất cái lương tâm đó đi rồi để lập gia đình mới.

Hy vọng bên nhà bé Hương sẽ hiểu và thông cảm cho nó để một mái ấm yêu thương nữa ra đời, đừng bắt nó phải viết những câu từ luôn có dấu ba chấm, vì bởi lẽ nó kể với tôi: “Khi ai đó hỏi con nhà con có những ai, con lúc nào cũng liệt kê: Có bà ngoại, dượng, mẹ, em, và chấm chấm chấm (…); người ta hỏi chấm chấm chấm là gì? Con cười là dấu ba chấm để điền thêm nhưng chưa biết điền gì? Thật đắng lòng cho một hoàn cảnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật