Cục trưởng Lê Hồng Sơn: Xem lại việc trao quyền cho CSGT

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm Pháp Luật (Bộ Tư pháp), cần xem lại quy định giao cho CSGT xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy không thực hiện sang tên đổi chủ xem có đúng hay không. Bản chất của hành vi không sang tên đổi chủ không phải là vi phạm trật tự an toàn giao thông mà liên quan đến quyền sở hữu.
Cục trưởng Lê Hồng Sơn: Xem lại việc trao quyền cho CSGT
Tiến sĩ Lê Hồng Sơn

PV: - Sau cuộc đối thoại giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải ngày 19/11 quanh việc xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy không thực hiện sang tên, đổi chủ theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, ông Trần Thế Quân, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an, cho biết 3 bộ đã thống nhất việc xử phạt đối với hành vi này là đúng quy định. Trước đó, bản thân ông lại từng phát biểu rằng quy định này là không phù hợp. Liệu điều này có mâu thuẫn không, thưa ông?

Ông Lê Hồng Sơn: - Về quan điểm không có gì mâu thuẫn cả. Anh Quân nói dựa trên thực tế là nghị định của Chính phủ đã có quy định rõ và giao cho cảnh sát giao thông phạt. Do đó, việc xử phạt hành vi trên là đúng vì có căn cứ pháp lý.

Bản chất hành vi sang tên, đổi chủ ô tô, xe máy là quan hệ dân sự. Việc không chuyển quyền sở hữu là vi phạm Pháp Luật nhưng không phải là vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Vi phạm đó giao cho ai xử phạt thì hợp lý, chứ không phải giao cho cảnh sát giao thông đứng đường để dừng xe mà hỏi, mà phạt.

Phải xem lại quy định giao cho cảnh sát giao thông xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy không thực hiện sang tên, đổi chủ, tức là hành vi liên quan đến quyền sở hữu, có đúng không.

PV: - Nhiều người băn khoăn không biết mức phạt 6-10 triệu đồng đối với ô tô, 1 triệu đồng đối với xe máy không thực hiện sang tên, đổi chủ dựa trên cơ sở nào? Liệu mức phạt đó có tính đến thu nhập bình quân của người Việt Nam hay không?

Ông Lê Hồng Sơn: - Cái đó Chính phủ quyết chứ hỏi gì tôi? Tuy nhiên mức phạt đó cũng phải xem lại xem có phù hợp không.

Dân kêu mức phạt như thế là quá nặng. Chúng tôi đã kiến nghị điều chỉnh lại cho phù hợp vì quy định này liên quan đến trật tự an toàn giao thông, đến việc chuyển quyền sở hữu hay chưa nên mức xử phạt như thế là bất hợp lý.

Theo ông Lê Hồng Sơn, cần xem lại việc giao cho CSGT xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy không thực hiện sang tên, đổi chủ


PV: - Không ít người dân vẫn lo lắng khi mua bán xe sang tay cả chục lần, cách đây hàng chục năm, giờ làm sao tìm được chủ cũ để làm thủ tục sang tên đổi chủ?

Ông Lê Hồng Sơn: - Chúng tôi đang kiến nghị xem lại Thông tư 36/2010/TT-BCA về đăng ký xe bởi có nhiều vấn đề đi vào ngõ cụt như chuyện bạn vừa đề cập.

Theo đó, chúng tôi kiến nghị sửa lạị Thông tư với tinh thần tất cả những trường hợp không lần lại được chủ cũ, không làm được thủ tục sang tên thì người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó mang đăng ký, giấy tờ tùy thân đến cơ quan có thẩm quyền viết giấy cam đoan.

Cơ quan này sẽ chuyển quyền sở hữu cho người đó nhưng lưu lại cam đoan. Nếu có tranh chấp gì về sở hữu thì lật lại cam đoan để xử lý.

Hiện chúng tôi đang đề nghị xem lại Nghị định 71, Luật Giao thông đường bộ, Thông tư 36 để căn chỉnh lại toàn bộ hệ thống thể chế pháp lý về công tác chuyển quyền sở hữu xe làm sao nhanh, gọn, thuận tiện cho dân, để trong vòng mấy tháng là giải quyết một cách cơ bản việc chuyển quyền sở hữu xe, nhất là xe máy.

CSGT tham nhũng phổ biến nhất?

Tại buổi họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học "Tham nhũng nhìn từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức" do thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng ngày 20/11 cho biết:

Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là CSGT, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.

Phía thanh tra Chính phủ cho hay, do những hạn chế nhất địnhh trong việc tổ chức triển khai khảo sát nên kết quả không đại diện cho ý kiến tổng thể nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Cuộc khảo sát đã được tiến hành trên 5.460 người, trong đó có 2.601 người dân,1.058 doanh nghiệp và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh/thành và 5 bộ/ ngành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật