Hồ Quý Ly lập phép “đánh“ quý tộc nhà Trần?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với 6 năm dựng nước, Hồ Quý Ly và vương triều Hồ đã để lại cho lịch sử không chỉ có bài học kinh nghiệm, mà quan trọng hơn, cụ thể hơn là đã xây dựng đất nước trên mọi mặt: Quốc phòng, an ninh xã hội, kinh tế, văn hoá và đưa đất nước đạt trình độ phát triển cao hơn.
Hồ Quý Ly lập phép “đánh“ quý tộc nhà Trần?
Thành Tây Gia nhà Hồ ở Thanh Hóa.

Những đóng góp của nhà Hồ

Hồ Quý Ly lên ngôi cách ngày nay đã 612 năm, nhưng đánh giá thế nào về Hồ Quý Ly và vương triều Hồ do ông kiến lập nên là một vấn đề phức tạp. Suốt mấy trăm năm qua, những đóng góp của nhà Hồ, đặc biệt là của Hồ Quý Ly đối với tiến trình lịch sử dân tộc đã bị phủ định bởi thiên kiến chủ quan.

Ngày nay, nói đúng hơn là từ thập niên 60 của thế kỷ trước, giới sử học đã đánh giá lại vai trò của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông theo quan điểm sử học mới, hoàn toàn khách quan, khoa học. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của Hồ Quý Ly đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hồ Quý Ly giữ ngôi vua từ tháng 3 năm Canh Thìn (1400) đặt niên hiệu Thánh Nguyên năm thứ nhất. Có thể nghĩ rằng năm 1400 chuyển ngôi từ họ Trần sang họ Hồ là mốc thời gian quan trọng, nhưng xét trong quá trình vận động và biến đổi xã hội Đại Việt, thì năm 1400 không phải là cái mốc quan trọng. Hồ Quý Ly lên ngôi là thời gian tiếp tục triển khai các công việc, các chủ trương đường lối, chính sách mà ông đã ban hành từ khi Trần Nghệ Tông qua đời (năm Giáp Tuất 1394) sáu năm trước là vương triều Hồ không có vua Hồ và từ tháng 3 năm Canh Thìn (1400) là vương triều Hồ do vua Hồ trị vì.

Hồ Quý Ly giữ ngôi 10 tháng rồi nhường ngôi lại cho con trai thứ là Hồ Hán Thương và lui về làm Thái thượng hoàng, tiếp tục điều hành việc nước. Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể ta có thể hiểu vương triều Hồ theo hai thời kỳ: Thời kỳ dựng nước từ 1400 đến tháng 3 năm Bính Tuất (1406) và thời kỳ tiếp theo cho đến tháng năm năm Đinh Hợi (1407) là thời kỳ chống giặc Minh xâ‌m lượ‌c.


Vấn đề xây dựng nước của Hồ Quý Ly

Về kinh tế - xã hội: Hồ Quý Ly tiếp tục chính sách hạn điền. Chính sách này được bắt đầu từ năm 1397 và được bổ sung thêm bằng khai báo ruộng đất năm 1398 và được tiến hành trong 5 năm (1348 - 1402) mới kết thúc. Chính sách này được triển khai một cách triệt để và rộng khắp, tiếp đến là chính sách hạn nô (giảm bớt nô tỳ). Trong lúc đang tiến hành chính sách hạn điền, năm 1401, Hồ Quý Ly đưa ra chính sách hạn nô.
Sử chép: "Hán Thương lập phép hạn gia nô, chiếu theo phẩm cấp được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên, mỗi tên được trả 5 quan tiền. Người nào đáng được gia nô phải xuất chúc thư ba đời. Nô người nước ngoài thì không theo luật này. Các nô thì thích vào trán đề dấu; quan nô thì thích hình viên ngọc hoả châu, có khi lấy bổ sung vào quân điện tiền; của công chúa thì thích hình cây dương, cây đường; của quan nhất phẩm thích một khuyên đen; của quan nhị phẩm trở xuống thì thích hai khuyên đen" (Đại Việt sử ký toàn thứ tập II).

Việc hạn nô không chỉ giới hạn nô tỳ cho từng cấp, từng người (có người cho rằng chính sách này là nhằm đánh vào quý tộc nhà Trần), mà chính sách hạn nô có mục tiêu rộng hơn. Qua thực tế, những quan chức có nhiều gia nô là một trở ngại lớn trong việc quản lý xã hội, bởi lực lượng gia nô của các quan chức đại thần và củ‌ּa qu‌ּý bà thường cậy thế chủ đánh đập quan quân, đè nén dân lành và ép buộc nhà vua.

Điều này đã xảy ra trong các triều đại trước: Năm 1129, bọn nô tỳ nổi dậy bắt Lý Thần Tông phải hạ chiếu cấm hình phạt sung làm quan nô, phải tội đồ; vào cuối thời Trần gia nô của vương hầu bỏ trốn, tụ tập, nổi dậy cướp bóc ở Lạng Giang, Nam Sách vào năm 1354 đời Trần Dụ Tông. Đặc biệt, sau vụ Dương Nhật Lễ tiếm ngôi, gia nô củ‌ּa qu‌ּý tộc Trần nổi lên đấu tranh giành lại ngôi vua cho Trần Nghệ Tông vào năm 1370.

Như vậy, nô tỳ củ‌ּa qu‌ּý tộc, quan lại là đối tượng can thiệp trực tiếp của chính sách hạn nô, nhằm bảo vệ an ninh xã hội, ngăn chặn chính biến của thứ động sản đặc biệt trong tay tầng lớp có quyền lực thành tiền lệ trong lịch sử. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly bên cạnh hạn chế quyền lực của vương hầu quý tộc Trần nhưng mục tiêu chính là bảo vệ trật tự xã hội, an ninh chính trị và tăng cường lực lượng quốc phòng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật