’Bó tay’ với massage trá hình

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Châu Giang, Chi cục phó Chi cục phòng chống TNXH Hà Nội cho biết, nhiều điểm tẩm quất, massage, tiếp viên đều ăn mặc khêu gợi, có động tác kích dục cho khách. Nhưng cho dù có bắt quả tang, cơ quan chức năng cũng không thể xử phạt vì thiếu chế tài.
’Bó tay’ với massage trá hình
Các quán tẩm quất má‌t x‌a nở rộ ở Hà Nội. Ảnh: P.V.

Theo báo cáo của công an thành phố Hà Nội, đến cuối năm 2006, Hà Nội có hơn 200 điểm massage, 250 quán cắt tóc thư giãn, 100 quán cafe đèn mờ được cấp phép. Trong số hơn 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ tiềm ẩn nạn mại dâm như nhà nghỉ, khách sạn, quán massage... với gần 4.500 tiếp viên, có hơn 200 cơ sở vi phạm hoạt động mại dâm.

Địa phương từ chối lập đoàn kiểm tra

Các quán tẩm quất mát xa nở rộ ở Hà Nội. Ảnh: P.V.

Ông Nguyễn Châu Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội nhận định, mại dâm trá hình ngày càng phức tạp và có nhiều thủ đoạn tinh vi. Tại nhiều điểm kinh doanh nhạ‌y cả‌m như karaoke, tẩm quất, massage, tiếp viên thường kích dục cho khách, thậm chí có thể bán dâm tại chỗ.

Còn theo trung tá Trần Văn Hào, Trưởng Công an phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, hiện địa phương này quản lý 18 điểm cắt tóc, gội đầu, tẩm quất, massage có phép với khoảng 50 tiếp viên. Dù đây là loại hình kinh doanh phức tạp về an ninh trật tự và có nguy cơ cao về mại dâm, nhưng lại không nằm trong quy định. Do đó, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

"Những quán massage, tẩm quất này thường xuyên cho nhân viên ra đứng đường đón bắt khách. Hầu hết các quán đều dùng vài che kín giường tẩm quất, tạo điều kiện cho khách và nhân viên hoạt động thoải mái. Tiếp viên ăn mặc khêu gợi, hệ thống ánh sáng không đảm bảo, thường xuyên hoạt động quá giờ. Không những thế, kích dục là tình trạng phổ biến. Từ kích dục đến mại dâm là khoảng cách rất gần", ông Hào cho biết.

Trước thực trạng nhiều quán massage, xông hơi trong những khách sạn cao cấp, nhiều sao có hoạt động kích dục, ông Giang thừa nhận, rất khó chủ động vào nơi đó kiểm tra. "Mỗi lần đến địa phương có các khách sạn đó yêu cầu lập đoàn kiểm tra, chúng tôi đều bị từ chối mà chẳng biết nguyên nhân", ông Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho hay.

Chưa có chế tài xử phạt

"Dù có nguy cơ dẫn đến mại dâm cao, song dịch vụ cắt tóc, gội đầu thư giãn, massage, quán bar ca nhạc... vẫn chưa được coi là loại hình kinh doanh có điều kiện. Do đó, dù có thể bắt quả tang hành vi kích dục nhận tiền bo nhưng không thể xử phạt vì thiếu chế tài", ông Giang bổ sung thêm.

Theo ông Phó Chi cục trưởng, điều bất hợp lý nhất hiện nay đó là cơ quan thường trực trong công tác phòng chống mại dâm lại không được quyền xử phạt vi phạm.

"Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra xem nơi đó có ký hợp đồng lao động với tiếp viên không. Nếu phát hiện vi phạm luật lao động cũng không được xử phạt mà phải báo cáo lên cấp trên đề nghị xử lý. Trong khi đó, các ngành khác như Y tế, Văn hóa, Công an... thì có thể xử phạt trực tiếp", ông Giang nói

Đồng tình với quan điểm trên, ông Hào cho rằng, cũng vì chưa có chế tài xử lý hành vi kích dục nên mặc dù hầu hết các quán này đều đã bị phát hiện vi phạm nhưng chỉ có thể xử phạt với lý do nhân viên không có hợp đồng lao động và hoạt động quá giờ.

Do không bị xử lý nghiêm nên dù phường đã nhiều lần yêu cầu các chủ quán cam kết không để nhân viên đứng đường bắt khách, ăn mặc khêu gợi, không treo tranh ảnh khỏa thân, mành, rèm che chắn trong phòng massage, không dùng đèn màu, đèn mờ..., nhưng vi phạm vẫn tái diễn. Các đợt ra quân, đều thu giữ hàng chục giường tẩm quất cùng hàng nghìn mét rèm vải, tranh ảnh khỏa thân nhưng sau đó, tình hình đâu lại vào đấy.

Khẳng định tình trạng khách vào massage rồi rủ tiếp viên đi nhà nghỉ là có thật, ông Hào đề nghị, do tính chất phức tạp nên không cấp mới giấy phép kinh doanh massage, tẩm quất. "Loại hình kinh doanh nhạ‌y cả‌m này không mang lại lợi ích mà chỉ gây bức xúc dư luận", ông nói.

Tiến Dũng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật